Răng số 8 hay răng không là những cái tên quen thuộc đối với chúng ta. Răng số 8 có thể nói là một loại răng mang lại nhiều phiền toái và đau đớn nhất. Vậy răng số 8 là gì? Khi nào nên nhổ răng số 8?. Để giúp bạn trả lời câu hỏi trên cũng như tìm hiểu rõ hơn về loại răng này hãy cùng Phòng khám Nha khoa City Smiles phân tích bài viết dưới đây.
Răng số 8 là răng gì?
Răng số 8 là răng gì? Răng số 8 được biết đến nhiều hơn với tên gọi khác đó là” Răng khôn”. Được gọi là răng số 8 bởi vì khi tính từ răng cửa nằm ở vị trí số 8.
Không giống như các loại răng khác, răng số 8 thường mọc chậm hơn. Thông thường răng khôn sẽ mọc ở ở giai đoạn 17-25 tuổi khi hàm răng đã đủ quân số thì răng khôn mới lộ diện.
Mỗi người sẽ có tối đa 4 răng số 8 (2 cái hàm trên và 2 cái hàm dưới). Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp đặc biệt chỉ mọc 1,2 hoặc 3 cái và thậm chí không mọc răng nào.
Răng khôn thuộc nhóm răng cối nên có kích thước to, chắc khỏe, diện tích mặt nhai rộng. Thông thường răng khôn hàm trên có 3 chân trong khi đó răng khôn hàm dưới chỉ có 2 chân. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp răng số 8 có nhiều chân răng hơn bình thường vậy nên sẽ gây ra nhiều khó khăn khi nhổ bỏ.
Răng số 8 có mấy chân?
Số lượng chân răng của răng số 8 phụ thuộc vào vị trí của nó, liệu nó là răng khôn hàm trên hay hàm dưới. Đối với răng số 8 hàm trên, thường có 1 đến 3 chân răng. Chỉ khoảng 15% trong số răng khôn hàm trên có 1 chân răng, 32% có 2 chân răng và 45% có 3 chân răng. Trong khi đó, răng số 8 hàm dưới thường có 2 chân răng. Tuy nhiên, số lượng chân răng cụ thể của răng số 8 hàm dưới có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Răng số 8 có mấy cái?
Trong một số trường hợp, người bình thường sẽ có 4 hoặc ít hơn 4 chiếc răng số 8. Tuy nhiên, có một số người sẽ có nhiều hơn 4 răng khôn, và răng khôn thứ 5 thường được gọi là răng thừa. Cũng có trường hợp hiếm khi một số người có thể có đến 8 chiếc răng số 8, một hiện tượng được gọi là “răng khôn nhân đôi”. Mặc dù trường hợp có nhiều hơn 8 chiếc răng khôn vẫn tồn tại, nhưng rất hiếm gặp.
Trên thực tế, khoảng mỗi 100 người, có 1 hoặc 2 người sẽ mọc thêm răng khôn. Nữ giới thường ít có răng khôn hơn nam giới, với khoảng 15% phụ nữ có ít hơn 4 chiếc răng khôn. Ngoài ra, có xu hướng người gốc Phi và châu Âu có khả năng cao hơn có cả 4 răng số 8 so với người gốc Á.
Xem thêm: Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không? Chi phí bao nhiêu?
Răng số 8 mọc khi nào?
Răng số 8 thường bắt đầu mọc từ khoảng 17 đến 25 tuổi, và chúng được biết đến là răng khôn hoặc răng hàm thứ ba – những chiếc răng cuối cùng xuất hiện trong miệng. Tuy nhiên, có một số người không bao giờ phát triển răng khôn. Trong khi đó, một số người khác có răng khôn mọc một cách bình thường, tương tự như các răng hàm khác và không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe răng miệng.
Một số trường hợp, răng số 8 mọc dưới dạng ngầm do không có đủ không gian trên xương hàm hoặc không phát triển một cách bình thường. Khi bị ảnh hưởng, răng số 8 có thể chỉ mọc một phần hoặc không mọc một chút nào. Răng khôn mọc lệch có thể mọc theo một trong những hình dạng sau:
- Mọc theo một góc hướng về phía răng tiếp theo (răng hàm thứ hai).
- Mọc theo một góc hướng về phía sau của miệng.
- Mọc vuông góc so với các răng khác.
- Mọc thẳng lên hoặc xuống như các răng khác, nhưng bị kẹt trong xương hàm.
Không có răng số 8 có sao không?
Việc không có răng số 8 là hoàn toàn bình thường và không gây ra vấn đề gì. Qua việc chụp X-quang nha khoa, bạn có thể xác định liệu có răng số 8 hay không. Tuy nhiên, không có bất kỳ chiếc răng khôn nào cũng là điều bình thường.
Các nghiên cứu trong lĩnh vực nha khoa ước tính rằng từ 5% đến 37% số người có thể bị thiếu một hay nhiều hoặc không có răng khôn. Có thể liên kết giữa việc thiếu những chiếc răng này và di truyền. Vì vậy, nếu cha hoặc mẹ của bạn không có răng khôn, có thể bạn cũng sẽ không có.
Ngoài ra, các yếu tố khác như môi trường, chế độ ăn uống và chức năng nhai cũng có thể ảnh hưởng đến việc thiếu hoặc không có răng khôn. Sự hiện diện hay vắng mặt của răng khôn không thể nhìn thấy bằng mắt thường, đôi khi chúng bị kẹt giữa các răng hoặc trong nướu nên nhiều người nghĩ mình không có răng số 8.
Khi phát hiện răng khôn mọc lệch, nha sĩ có thể khuyên bạn nên nhổ răng để tránh gây biến chứng. Hoặc nếu cần thiết, họ có thể theo dõi răng và chỉ nhổ răng khôn nếu nó bắt đầu gây ra vấn đề cho sức khỏe răng miệng.
Dấu hiệu mọc răng số 8
Để xác định dấu hiệu mọc răng số 8, việc chụp X-quang nha khoa là phương pháp đáng tin cậy nhất. Chụp X-quang toàn cảnh giúp nhìn rõ vị trí của răng khôn và xác định liệu chúng đang chuẩn bị mọc hay không.
Nếu không có X-quang, bạn có thể nhận biết dấu hiệu của sự mọc răng số 8 thông qua một số triệu chứng khó chịu. Các dấu hiệu này bao gồm:
- Sưng nướu, thường xảy ra ở phía sau răng hàm thứ hai.
- Đau hàm.
- Chảy máu hoặc nướu mềm.
- Khó mở miệng rộng.
- Có mùi hôi từ miệng hoặc hơi thở có mùi.
- Đau nhẹ, đau nhói hoặc khó chịu khi nhai ở khu vực gần răng khôn, đặc biệt khi răng khôn bị chèn ép hoặc kẹt dưới nướu.
Răng số 8 mọc lệch có thể gây ra viêm nha chu và gây hại cho các răng và xương hàm lân cận. Khi răng khôn mọc lên trên nướu, có thể xuất hiện sốt nhẹ và một vạt nướu nhỏ xung quanh răng mới.
Mặc dù đau nhức và các triệu chứng thông thường khác có thể xảy ra khi mọc răng số 8, nhưng nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên thăm nha sĩ ngay lập tức. Đây có thể là các dấu hiệu như chảy máu nướu kèm theo đau hàm và sưng nướu, răng lung lay hoặc lệch, tụt nướu, vết loét trong miệng, hoặc hư hỏng răng và nướu.
Nên làm gì khi mọc răng số 8?
Khi răng số 8 mọc, đặc biệt là khi mọc lệch, bạn có thể gặp phải những triệu chứng khó chịu và đau đớn. Để giảm bớt sự khó chịu này, có một số biện pháp bạn có thể thực hiện:
- Ăn thực phẩm mềm: Chọn thực phẩm có kết cấu mềm như cháo hoặc súp khi răng khôn mọc. Những thực phẩm này ít gây kẹt vào chân răng, dễ nhai và vệ sinh răng miệng sau bữa ăn hơn.
- Duy trì vệ sinh răng miệng đều đặn: Mặc dù đau đớn khi răng khôn mọc có thể khiến bạn e ngại vệ sinh răng miệng, nhưng việc này quan trọng để ngăn ngừa sự tăng lên của vi khuẩn trong khoang miệng và nguy cơ hình thành sâu răng. Sử dụng bàn chải có lông mềm để làm sạch vùng xung quanh răng khôn.
- Chườm đá giảm đau: Áp dụng viên đá lạnh vào vùng má tại khu vực có răng khôn đang mọc để giảm đau đớn. Đặt viên đá vào túi hoặc gói vào một chiếc khăn sạch trước khi áp lên vùng đau.
- Đến gặp nha sĩ: Điều quan trọng nhất là đến gặp nha sĩ để kiểm tra khi mọc răng số 8. Từ kết quả chụp X-quang răng, bác sĩ có thể đưa ra đánh giá về tình trạng của răng khôn và đề xuất phương án điều trị phù hợp.
Các kiểu mọc lệch của răng khôn
Bởi vì răng khôn là những chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm vậy nên chúng thường phải mọc chen chúc với các răng khác khiến bạn đau đớn, khó chịu. Dưới đây là một số kiểu mọc lệch của răng khôn.
Xem thêm: Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không? Nếu không nhổ có ảnh hưởng gì không?
Răng khôn mọc kẹt về phía gần
Răng khôn mọc kẹt về phía gần là kiểu hay gặp nhất trong trong các kiểu mọc lệch của răng khôn. Đây là kiểu trục của răng nghiêng về phía trước (hướng về răng số 7) khoảng 45 độ. Trong trường hợp này răng khôn vẫn mọc trồi nướu nhưng sẽ tì vào răng số 7 bên cạnh sẽ gây ra một số hậu quả như.: Đau, sưng tấy lợi, viêm tủy, xô lệch răng số 7, vỡ răng số 7,…
Răng khôn mọc kẹt theo chiều thẳng đứng
Trong trường hợp răng khôn mọc theo chiều thẳng đứng tuy răng mọc thẳng nhưng thân răng quá to không thể nhú lên được, gây đau nhức, khó chịu. Trong một vài trường hợp khác tuy răng mọc tương đối thẳng nhưng kẽ răng không chuẩn dẫn đến hôi miệng, viêm lợi, sâu răng,…
Răng khôn mọc kẹt về phía sau
Răng khôn mọc kẹt về phía sau thường gặp ở hàm dưới. Đây là một trong những trường hợp nguy hiểm luôn được bác sĩ khuyên loại bỏ sớm. Bởi vì, khi răng khôn mọc kẹt về sau sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng về răng miệng.
Răng khôn mọc kẹt nằm ngang
Răng số 8 mọc kẹt theo phương nằm ngang sẽ tạo với răng số 7 1 góc 90 độ. Đa số những trường hợp này sẽ không thấy được bằng mắt thường mà chỉ nhìn thấy khi chụp XQuang toàn hàm. Nếu trong trường hợp này không được loại bỏ sớm sẽ rất nguy hiểm. Một số hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra là.: đâm ngang vào răng bên cạnh gây gãy hay xô lệch, u nang, hỏng chân răng,…
Răng khôn mọc kẹt trong niêm mạc miệng
Nói một cách dễ hiểu đây là một kiểu răng bị lợi trùm. Biến chứng của kiểu mọc này đó chính là răng sẽ không thể trồi hẳn lên khỏi nướu gây sưng, viêm, đau, bệnh viêm lợi trùm,…
Răng khôn mọc kẹt trong xương hàm
Đây là trường hợp răng khôn bị xương hàm bọc kín không thể mọc ra ngoài. Khi răng bị kẹt trong xương hàm rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, sẽ có một vài dấu hiệu cho biết răng bạn đang mọc sai vị trí như: sưng lợi, đau buốt, cứng hàm,…
Xem thêm: Răng khôn mọc trong bao lâu? cần phải làm gì?
Khi nào nên nhổ răng số 8
Răng số 8 là răng “sinh sau đẻ muộn” nên không có nhiều khoảng trống để phát triển. Vậy nên, sẽ có một vài trường hợp cần phải nhổ vì ảnh hưởng đến răng bên cạnh cũng như các bệnh lý về răng miệng.
- Răng số 8 mọc khiến bạn bị đau nhiều, chèn ép và xô đẩy nhiều vào răng số 7
- Răng số 8 mọc không đúng vị trí gây nhiễm nhùng lặp đi lặp lại, u nang,..
- Khi chụp X quang thấy răng mọc có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh ( mặc dù chưa có biến chứng)
- Khi răng số 8 mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp
- Răng số 8 dị dạng, hình dạng răng bất thường nguy cơ gây sâu răng, viêm nha chu,…
- Các trường hợp bạn muốn chỉnh nha, niềng răng, làm răng giả,…
- Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.
Để quyết định nhổ hay không tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, đưa ra lời khuyên chính xác nhất.
Một số biến chứng nguy hiểm khi nhổ răng số 8
Ngày nay máy móc, trang thiết bị hiện đại tuy nhiên vẫn tiềm ẩn một vài biến chứng nguy hiểm.
- Chảy máu kéo dài
- Đau răng kéo dài bất thường
- Nhiễm trùng, viêm ổ răng đã phẫu thuật
- Nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến nhiễm trùng máu,…
- Ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Nhìn chung, để tránh tối đa các biến chứng sau khi nhổ răng số 8 bạn cần đi khám và kiểm tra kỹ lưỡng tại các cơ sở nha khoa uy tín. Đồng thời, tuân thủ theo đúng hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau nhổ răng.
Những lưu ý sau khi nhổ răng số 8
- Hạn chế nói chuyện hay cử động hàm nhiều.
- Giữ miếng bông gạc cho đến khi máu ngừng chảy
- Tuân đúng hướng dẫn chăm sóc răng miệng cũng như cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không khạc nhổ trong 6 tiếng đầu
- Không dùng lưỡi khều vào vị trí nhổ răng.
- Không ăn thức ăn dai, cứng
- Không dùng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá
- Không nên chải răng hoặc sử dụng nước súc miệng trong ngày đầu tiên sau khi nhổ.
- Nếu có bất thường đến gặp bác sĩ để tái khám và điều trị ngay.
Xem thêm: Trước khi nhổ răng khôn nên làm gì? Những điều cần lưu ý
Phòng khám Nha khoa Tân Phú – Địa chỉ nhổ răng khôn tin cậy.
Nhổ răng là thủ thuật phổ biến trong nha khoa nhưng vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định. Chính vì vậy bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện hạn chế rủi ro, các biến chứng nguy hiểm.
Phòng khám Nha khoa Tân Phú- địa chỉ nha khoa tin cậy, bạn nên lựa để chăm sóc sức khỏe răng miệng. Phòng khám là nơi hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao. Nếu kết hợp cùng máy móc hiện đại việc thăm khám, điều trị được hiệu quả và tối ưu nhất
Sau bài viết chúng tôi mong rằng bạn đã trả lời được câu hỏi Răng số 8 là răng gì? Khi nào nên nhổ răng số 8?. Nếu bạn thắc mắc về bài vết hay có nhu cầu nhổ răng khôn thì hãy liên hệ với với phòng khám Nha khoa Tân Phú qua hotline để được tư vấn miễn phí nhé!.