Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày? Tại sao không?

Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày? Tại sao không? 1

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm tạo ra các vết loét trong miệng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì hãy cùng theo dõi cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày mà Nha khoa City Smiles tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!

Nhiệt miệng là tình trạng gì?

Nhiệt miệng là một bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng. Tuy bệnh lý này không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày.

Nhiệt miệng ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày
Nhiệt miệng ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày

Thời gian mắc nhiệt miệng thường kéo dài khoảng một tuần hoặc lâu hơn. Biểu hiện của bệnh là các đốm trắng hoặc vàng nhỏ, có viền đỏ xung quanh xuất hiện trên nướu, bên trong môi, má, dưới lưỡi,… Chúng không lây lan và không ảnh hưởng sâu vào bề mặt da nhưng có thể gây đau rát, khó chịu trong quá trình ăn uống, đặc biệt khi ăn những đồ chua, cay, nóng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nhiệt miệng

Nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng vẫn chưa được xác định, nhưng có một số yếu tố được cho là có thể góp phần gây ra tình trạng này, bao gồm:

  • Tổn thương miệng: Nhiệt miệng thường bắt đầu từ một tổn thương nhỏ trong miệng, chẳng hạn như do cắn vào má, lưỡi hoặc nướu.
  • Nhiễm trùng: Nhiệt miệng cũng có thể do nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc nấm.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin B12, folate, kẽm và sắt, có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh celiac, bệnh Crohn và bệnh bạch cầu, có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.
  • Yếu tố di truyền: Nhiệt miệng có thể có yếu tố di truyền.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng, chẳng hạn như:

  • Thay đổi nội tiết tố: Nhiệt miệng thường phổ biến hơn ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
  • Căng thẳng: Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Thuốc men: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.

Hướng dẫn cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày cực hiệu quả

Thường thì sau khoảng 1 – 2 tuần, các vết loét từ nhiệt miệng sẽ tự lành mà không gây sẹo. Tuy nhiên trường hợp nhiệt miệng kéo dài gây đau rát, bất tiện trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thì bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày dưới đây:

Súc nước muối trị nhiệt miệng

Nước muối có tính sát khuẩn cao và giảm viêm hiệu quả. Bạn nên súc nước muối ngay khi vết loét vừa xuất hiện. Súc miệng hàng ngày bằng nước muối có thể giảm đau rát tại vị trí vết loét miệng và nhanh chóng làm khô vết nhiệt miệng.

Bạn có thể mua sẵn nước muối sinh lý tại các cửa hàng thuốc tây hoặc pha chế theo công thức sau: Hòa tan khoảng 5g muối biển vào 230ml nước ấm và súc miệng bằng dung dịch này trong khoảng 15 – 30 giây. Thực hiện quy trình này 2 – 3 lần/ngày sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Súc miệng nước muối để giảm sưng viêm hiệu quả
Súc miệng nước muối để giảm sưng viêm hiệu quả

Mật ong trị nhiệt miệng hiệu quả trong 1 ngày

Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp, giúp làm giảm sưng đỏ và cảm giác bỏng rát của các vết nhiệt miệng.

Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vùng vết loét miệng khoảng 4 lần/ngày hoặc pha trà nóng cùng mật ong để uống hàng ngày, nhớ uống từ từ để dung dịch thẩm thấu vào vùng bị nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn mật ong cùng bột nghệ, sau đó đắp hỗn hợp này lên vết nhiệt miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày.

Mật ong hỗ trợ ngừa nhiễm trùng thứ cấp
Mật ong hỗ trợ ngừa nhiễm trùng thứ cấp

Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày đơn giản bằng sữa chua

Nhiều nghiên cứu chỉ ra cho thấy, men vi sinh lactobacillus có trong sữa chua giúp duy trì cân bằng hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Đôi khi, tình trạng nhiệt miệng xuất hiện vì bệnh viêm ruột hoặc vi khuẩn HP. Vì vậy ăn một hũ sữa chua sau bữa ăn có thể hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, góp phần trong việc điều trị vết loét miệng và bảo vệ sức khỏe dạ dày.

Ăn sữa chua sau bữa ăn hàng ngày góp phần trong việc điều trị vết loét miệng
Ăn sữa chua sau bữa ăn hàng ngày góp phần trong việc điều trị vết loét miệng

Sử dụng dầu dừa để làm cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày

Dầu dừa có tính chất kháng khuẩn rất tốt nhờ chứa acid lauric tự nhiên, giúp giảm sưng đau và rút ngắn thời gian vết loét miệng lành lại. Đây là một trong cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày hiệu quả nhất.

Khi bị nhiệt miệng, bạn hãy lấy một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ và thoa lên vết nhiệt miệng vài lần mỗi ngày. Lưu ý hạn chế nuốt nước bọt sau khi bôi dầu dừa để dầu có thể bám và bao phủ đều lên vị trí nhiệt miệng.

Dầu dừa giúp rút ngắn thời gian lành của vết loét
Dầu dừa giúp rút ngắn thời gian lành của vết loét

Trị nhiệt miệng nhanh khỏi bằng bột baking soda

Một trong những cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày hiệu quả mà bạn có thể tham khảo đó là sử dụng baking soda. Đây là loại muối nở có khả năng cân bằng độ pH trong miệng, giúp làm giảm viêm và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét miệng.

Bạn hãy hòa tan 5g baking soda với 230ml nước, sau đó súc miệng với dung dịch này trong khoảng 15 – 30 giây. Thực hiện súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng nhiệt miệng giảm đi.

Hòa bột baking soda và nước để súc miệng
Hòa bột baking soda và nước để súc miệng

Dùng nước súc miệng chuyên dụng để trị nhiệt miệng

Nước súc miệng chuyên dụng được khuyến nghị bởi nha khoa để thúc đẩy nhanh lành vết thương và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Bạn nên pha loãng nước súc miệng chuyên dụng với nước ấm theo hướng dẫn, sau đó súc miệng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi tình trạng nhiệt miệng giảm hẳn.

Lưu ý sử dụng nước súc miệng chuyên dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng.

Sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ

Dùng trà hoa cúc

Các nghiên cứu về trà hoa cúc La Mã đã chỉ ra rằng loại trà này có khả năng giảm đau và làm lành vết thương rất tốt. Đặc biệt, trà hoa cúc chứa hai thành phần Levomenol và Azulene có khả năng sát trùng, chống viêm hiệu quả.

Bạn có thể điều trị nhiệt miệng bằng cách súc miệng bằng trà hoa cúc 3 – 4 lần mỗi ngày hoặc đắp túi trà hoa cúc lên vùng lở miệng trong vài phút.

Levomenol và Azulene trong trà hoa cúc có khả năng chống viêm hiệu quả
Levomenol và Azulene trong trà hoa cúc có khả năng chống viêm hiệu quả

Bổ sung thêm vitamin

Thiếu hụt vitamin là một trong những lý do quan trọng dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Việc bổ sung các loại vitamin như B6, B12, sắt, kẽm, acid folic,… cũng là một cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày hiệu quả. Những loại vitamin này có thể được bổ sung qua chế độ ăn uống hoặc qua thực phẩm chức năng.

Bổ sung vitamin cho cơ thể
Bổ sung vitamin cho cơ thể

Dùng rau ngót

Ngoài các chất dinh dưỡng như vitamin A, C canxi, sắt, magie,… rau ngót còn có tính mát và thanh nhiệt tốt cho cơ thể. Với cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày bằng rau ngót, bạn hãy ép rau ngót lấy nước, cho vào cốc và thêm một vài giọt mật ong. Sử dụng tăm bông để chấm hỗn hợp rau ngót và mật ong vào vết loét, giữ nguyên khoảng 2 đến 3 phút trong miệng. Sự kết hợp giữa rau ngót và mật ong có tác dụng kháng viêm tốt, giúp giảm tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng.

Rau ngót có tính mát và giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả
Rau ngót có tính mát và giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả

Sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng

Sử dụng thuốc bôi lên vùng bị loét là một cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày giản giúp giảm triệu chứng nhiệt miệng. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm nhiệt miệng dạng bôi hoặc dạng xịt để bạn lựa chọn. Để sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả, bạn cần làm sạch khoang miệng, sau đó xịt hoặc bôi khoảng 4 đến 5 lần mỗi ngày.

Các cách phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng

Nếu không muốn “cầu viện” đến các cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày mà Nha khoa City Smiles liệt kê ở trên thì bạn cần phải kiểm soát được những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng:

  • Chăm sóc răng miệng sạch sẽ: Đánh răng đều đặn 3 lần mỗi ngày dọc theo đường nướu răng để không gây tổn thương niêm mạc miệng cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, đừng quên sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để làm sạch và ngăn ngừa vết loét miệng.
Chú ý trong chăm sóc sức khỏe răng miệng
Chú ý trong chăm sóc sức khỏe răng miệng
  • Chọn bàn chải đánh răng phù hợp: Sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh tổn thương niêm mạc miệng và chảy máu chân răng.
  • Ăn nhiều rau xanh: Bổ sung rau xanh, hoa quả và chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Hạn chế đồ ăn chiên, xào, đồ nóng có thể góp phần giảm nguy cơ nhiệt miệng tái phát.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Thường xuyên bổ sung các loại vitamin thông qua thực phẩm chức năng để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thay đổi lối sống để giảm căng thẳng: Thực hiện các hoạt động giảm stress như yoga, thiền để hỗ trợ hệ miễn dịch và ngăn ngừa tái phát nhiệt miệng.

Lời kết

Tình trạng nhiệt miệng thường tự khỏi mà không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng các cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày được liệt kê ở trên sẽ rút ngắn thời gian tự lành của các vết loét này. Trường hợp vết loét ngày càng lan rộng hoặc đi kèm với các triệu chứng như đau đầu, phát ban, sốt, tiêu chảy,… thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *