Răng khôn phát triển và mọc lệch đôi lúc là nỗi đau đớn, khó khăn cho người mắc phải. Phần lớn các răng khôn sẽ mọc thẳng và đúng theo vị trí, tuy nhiên mọc lệch mọc ngầm và các biến chứng sau khi nhổ răng khôn là vẫn có khiến người mắc phải can thiệp nhỏ. Sau đây, cùng Nha Khoa City Smiles tìm hiểu các thông tin này nhé!
Thế nào là răng khôn mọc lệch cần phải nhổ?
Răng khôn còn gọi là răng số 8, là răng cối lớn thứ 3 trong răng hàm. Ở độ tuổi trưởng thành thì thường các răng khôn này mới mọc và phát triển cũng chính thời gian mọc phát triển này, các ảnh hưởng của nó nếu như mọc lệch mọc ngầm mới xảy ra.
Trong độ tuổi trưởng thành hiện tại, các xương vùng hàm, khớp hàm đã cốt hoá và ổn định về kích thước hàm. Do đó, việc xuất hiện thêm một răng có kích thước lớn nằm sát ngoài cùng của hàm khiến cho khung khớp hàm có phần sẽ hạn hẹp hơn. Kết hợp thêm có lợi trùm phía trên làm cho việc mọc thẳng đứng trục của răng khôn trở nên khó khăn hơn. Sẽ có vài tư thế có thể gặp khi mọc răng khôn là mọc đúng trúng, mọc lệch má, mọc ngang vào trong khoang miệng, và mọc đâm ngang răng số 7…
Xem thêm: Nhổ răng khôn có đau không ? Nhổ răng khôn có nguy hiểm không
Những biến chứng sau khi nhổ răng khôn bị mọc lệch
Sau đây là một số biến chứng có xác suất xảy ra cao sau khi nhổ răng khôn mọc lệch.
Viêm nhiễm tại chỗ, viêm lợi trùm răng khôn
Phía trên bề mặt của răng khôn, có thể toàn bộ hoặc chỉ một phần răng khôn sẽ có lợi trùm lên, khi răng phát triển sẽ xuất hiện khoảng không giữa lợi và răng khôn, cũng như răng khôn với răng số 7. Sau ăn uống thức ăn thừa có thể tích tụ tại vị trí này, nếu không được làm sạch thì viêm nhiễm là truyện khó tránh.
Biểu hiện dễ thấy là sưng nóng đỏ phần lợi trùm, đau quanh thân răng, nặng hơn có thể có áp xe chảy mủ chảy dịch. Nếu tình trạng kéo dài không được can thiệp thì nhiễm trùng sẽ lan ra vùng hàm tại chỗ, hoặc phần sàn dưới khoang miệng của hàm mặt, kèm theo tổn thương răng khi men răng bị tổn thương.
Tình huống răng khôn mọc ngang đâm vào răng số 7, thì tuỳ theo hình thái tiếp xúc giữa răng số 8 với răng số 7 mà thương tổn ở răng 7 có thể là phần chân răng, men răng phía trên hay vào cổ thân răng. Răng 7 là răng có chức năng nhai nghiền nát chính của hàm do đó tổn thương 7 trước mắt làm ảnh hưởng đến chức năng răng miệng người mắc rất nhiều,.
Gây biến chứng hậu nhiễm trùng mạn như u, nang thân răng
Khi xảy ra nhiễm trùng mạn tính quanh răng khôn kéo dài và tái diễn nhiều lần kèm theo túi răng còn sót khi răng phát triển không hoàn chỉnh, sẽ dẫn đến tình trạng hình thành u xương hàm như có nang thân răng, nặng nề nhất có thể dẫn đến K xương hàm… Và các u này dễ dàng tiến tới một tiêu xương hàm tăng dần.
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn gây rối loạn cảm giác và phản xạ
Ngoài tổn thương các thành phần cơ bản của răng, những thành phần đi cùng như thần kinh, mạch nuôi dưỡng răng cũng sẽ bị ảnh hương, rối loạn cảm giác, đặc biệt cảm giác đau khi há, nuốt, hay khi nói dẫn đến sự khó chịu rất nhiều ở người mắc. Ngoài ra, khi trong một khung xương hàm đã ổn định sự xô đẩy và chen chúc nhau sẽ không thể tránh khi có thêm răng cối rất lớn chen vào.
Chảy máu kéo dài
Nhiều người quan tâm liệu việc nhổ răng số 8 có nguy hiểm không? Nếu sau khi nhổ răng khôn, máu chỉ chảy trong khoảng 30-60 phút hoặc lâu hơn từ 1-2 giờ thì đây là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu máu vẫn chảy kéo dài không ngừng, có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Có một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chảy máu không ngừng sau khi nhổ răng khôn:
- Quá trình nhổ răng gây đứt mạch máu lớn, dẫn đến máu chảy từ các mạch máu nhỏ trong niêm mạc hoặc màng xương chân răng.
- Trong quá trình nhổ răng khôn, bác sĩ có thể bỏ sót các tổ chức hạt của chóp chân răng.
- Thực hiện quá trình nhổ răng trong tình trạng viêm nhiễm, gây biến đổi cho các thành mạch.
- Thao tác nhổ răng khôn có thể gây tổn thương đến các tổ chức mô xung quanh răng.
Xem thêm: Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không? Nếu không nhổ có ảnh hưởng gì không?
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn gây sưng mặt
Sưng mặt là một biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng số 8 có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, khi có dấu hiệu sưng mặt không thuyên giảm sau nhiều ngày, đau nhức kéo dài, xuất hiện ổ mủ ở vết mổ, hay hôi miệng, điều này cần được chú ý. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này có thể bao gồm:
- Quá trình nhổ răng khôn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây tổn thương cho nướu.
- Bác sĩ thực hiện quá trình nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn y khoa, có thể để sót lại chân răng sau khi thực hiện.
- Việc xử lý vết mổ không sạch có thể gây nhiễm trùng, đau nhức và sưng mặt.
- Nếu vệ sinh vết thương nhổ răng khôn không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể gây ra viêm nhiễm và sưng tấy nặng.
Tổn thương dây thần kinh liên quan
Nhổ răng khôn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh ở mức độ nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào kỹ thuật thực hiện và vị trí của răng khôn. Vị trí mọc và hình thái đặc biệt của răng khôn khiến quá trình nhổ răng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thường chỉ ở mức độ nhẹ, đặc biệt là ở những trường hợp răng nằm gần các dây thần kinh như hàm trên, hàm dưới, hoặc dây thần kinh mắt. Các triệu chứng như tê ở đầu lưỡi, má, môi, hoặc cằm thường sẽ giảm dần sau vài ngày.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bác sĩ nhổ răng khôn thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, có thể gây ra ảnh hưởng nặng hơn đến hệ dây thần kinh dưới răng. Điều này có thể dẫn đến đau nhức kéo dài và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây nhiễm trùng, tổn thương xương hàm và mô nướu.
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn gây ảnh hưởng đến răng số 7
Nếu quá trình nhổ răng khôn được thực hiện đúng kỹ thuật, thì răng số 7 không bị ảnh hưởng, thậm chí còn được bảo vệ khỏi những vấn đề có thể xảy ra do răng khôn gây ra. Tuy nhiên, trong trường hợp bác sĩ không thực hiện quá trình nhổ răng khôn một cách cẩn thận và sử dụng lực lượng mạnh mẽ, có thể gây tổn thương cho răng số 7.
Điều này có thể dẫn đến nhầm lẫn, khi nhiều người nghĩ rằng đau nhức của răng số 7 sau khi nhổ răng khôn là do quá trình nhổ, trong khi thực tế, răng số 7 đã tổn thương trước đó, có thể do răng khôn mọc lệch đâm vào.
Thủng xoang hàm trên
Nhiều người quan tâm liệu việc nhổ răng khôn hàm trên có gây nguy hiểm không. Thực tế, trong quá trình này vẫn có một số biến chứng sau khi nhổ răng khôn nguy hiểm là thủng xoang hàm trên. Bởi vì khoang xương này có cấu trúc rỗng, gần với các chân răng số 6, 7 và 8. Khi xảy ra thủng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu và đau kéo dài mở rộng đến vùng hàm trên, mắt và trán.
Nếu lỗ thủng nhỏ không quá 5mm, có khả năng lành thương khá cao, trừ khi bệnh nhân đã mắc viêm xoang trước đó. Tuy nhiên, nếu tiểu phẫu nhổ răng khôn không được thực hiện đúng kỹ thuật, có thể gây thủng xoang hàm.
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn gây gãy xương hàm dưới
Không thể phớt lờ biến chứng gãy xương hàm dưới khi tiến hành nhổ răng khôn hàm dưới. Tình trạng này thường xuất phát từ việc bác sĩ áp dụng lực quá mạnh trong quá trình xử lý răng khôn, dẫn đến vỡ xương hàm dưới. Khi điều này xảy ra, bệnh nhân thường gặp các dấu hiệu như sưng tấy vùng mổ răng khôn, đau nhức cùng với chảy máu kéo dài.
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn gây sốc phản vệ
Hiện tượng sốc phản vệ là một biến chứng có thể xảy ra trong quá trình nhổ răng khôn, và đôi khi nó có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chọn một cơ sở nha khoa uy tín và tiến hành tiểu phẫu răng khôn theo đúng quy trình và chuẩn y khoa, thì khả năng xảy ra tình trạng này là rất hiếm.
Ngộ độc thuốc tê
Cuối cùng, một biến chứng khác của quá trình nhổ răng khôn là ngộ độc thuốc tê. Mặc dù các loại thuốc tê được sử dụng rộng rãi trong y học và thường được coi là an toàn, nhưng việc sử dụng chúng đòi hỏi sự cẩn trọng về liều lượng và cách thức áp dụng.
Trong trường hợp nồng độ thuốc tê trong máu vượt quá mức an toàn, có thể gây ra tình trạng ngộ độc thuốc tê. Bệnh nhân có thể phát hiện ra điều này qua các triệu chứng như co giật toàn thân, khó thở, hoặc sự xuất hiện của vân tím trên da.
Cách khắc phục biến chứng nhổ răng khôn hiệu quả
Để khắc phục hiệu quả những biến chứng sau khi nhổ răng khôn, bạn cần nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường và tìm kiếm sự giúp đỡ từ nha khoa hoặc bác sĩ để kiểm tra và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp nhất.
Đồng thời, để ngăn ngừa biến chứng và giúp vết thương hồi phục nhanh chóng, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Cắn chặt miếng gạc trong khoảng 20 phút sau khi nhổ răng khôn để kiểm soát việc chảy máu, nhưng không nên cắn quá lâu vì có thể gây nhiễm khuẩn.
- Trong 2-3 ngày đầu, sử dụng chườm lạnh để giảm sưng và đau, sau đó có thể chuyển sang chườm ấm để kích thích máu tuần hoàn.
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, tránh chạm vào vùng vết thương mới nhổ và sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng một cách toàn diện.
- Ưu tiên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố và tránh các thức ăn có tính cay, nóng, quá cứng, quá dài để không làm tổn thương vùng vết thương.
Khi nào bạn nên nhổ răng khôn là hợp lý?
Như đã tìm hiểu phía trên việc chẳng may có một chiếc răng khôn, nhưng lại không mọc khôn khéo chút, do đó cần phải xử lý răng khôn như thế nào khi mọc lệch.
Các chỉ định nhổ răng khôn:
- Răng số tám mọc lệch, mọc ngầm gây biến chứng sau khi nhổ răng khôn mà có triệu chứng viêm nhiễm, sưng tấy, sâu răng…
- Răng mọc bị lệch không tham gia chức năng nhai thức ăn nhưng lại gây trở ngại khi vệ sinh răng miệng thường ngày.
- Răng khôn mọc thẳng, đúng trục không bị cản trở, nhưng lại không có răng đối diện để ăn khớp răng, răng khôn mọc có hình thái bất thường, cản trở vệ sinh răng miệng… có nguy cơ sâu răng, viêm nha chu sau này.
- Nhổ theo yêu cầu khi cần phục hình, chỉnh hình răng, chỉnh hình hàm mặt.
Xem thêm: Chăm sóc sau nhổ răng khôn đúng cách, vết thương mau lành
Sau nhổ răng bệnh nhân cần lưu ý điều điều gì?
Sau khi thực hiện thủ thuật nhổ răng khôn bạn nên lưu ý những vấn đề sau.
Triệu chứng bị biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Nhiễm trùng: Tuy đã được chuẩn bị chu đáo và quá trình thực hiện hoàn toàn đảm bảo những nếu vệ sinh răng miệng tại nhà để chăm sóc vết thương không tốt nhiễm trùng có thể xảy ra. Khi đó biểu hiện có thể thấy là sốt, đau nhiều bên mổ, hàm và má sưng to, nóng đó, có rỉ máu kèm theo, nặng nề hơn thì có thể thấy dịch mủ, trắng đục…. Khi này bạn nên đến tìm gặp bác sĩ để kiểm tra.
Chảy máu sau khi nhổ răng khôn
Ngay tại thời điểm kết thúc thủ thuật nhổ răng, việc cầm máu đã phải được thực hiện.Nhưng nếu quá trình theo dõi ở nhà, bạn làm tuột Merge, gạc nhét vết thương kèm theo có động tác mút, chít, hút nước trong ăn uống có thể làm chảy máu lại. Tuỳ mức độ nếu chỉ nhẹ và vừa phải kèm theo khi nhét gạc vào và không còn chảy máu nữa thì có thể coi là ổn định, nếu chảy máu kéo dài bạn nên đi khám lại.
Liền xương mới chậm – Biến chứng sau khi nhổ răng khôn hay gặp nhất
Quá trình nhổ răng khôn nếu phải có tác động cắt mở để đào chân răng thì việc phục hồi xương hàm khá làm chậm. Nhưng theo thời gian tổ chức lợi sẽ che phủ phía trên đảm bảo cho xương hàm phía dưới được phát triển làm đầy hốc răng đã lấy đi.
Tuột cục máu đông gây trống ổ răng, khi này ổ răng không được che phủ gây khô ổ răng, là một yếu tố nguy khó liền xương sau này. Khi đó bạn nên đi khám lại.
Tê hàm vĩnh viễn là biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Có một nhánh nhỏ của dây thần kinh cảm giác ở vùng mặt dưới,Tuy rất hiếm nhưng trong khi làm thủ thuật quá trình tê giảm đau, mở xương để đào răng có thể làm tổn thương dây thần kinh này. Biểu hiện sẽ là tê hàm trong khoảng thời gian kéo dài, vài tuần và vài tháng, khi đó thì bạn nên đi khám lại.
Xem thêm: Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không? Chi phí bao nhiêu?
Những điều nên làm – không nên làm sau khi nhổ răng khôn?
Những điều bạn nên làm sau khi nhổ răng để tránh biến chứng sau khi nhổ răng khôn:
- Duy tì miếng gạc chặt trong 20 phút để ngừng chảy máu, cũng không nên ngậm quá lâu vì nước bọt dịch tiết có thể ngấm vào gạc đến vùng cắt lợi gây nhiễm khuẩn.
- Chườm lạnh sau khi mổ, và trong ngày đầu tiên khi nhổ để giảm sưng nề, chườm lạnh cũng làm giảm đau.
Không làm các động tác mút, hút (hút sữa, hút nước). - Thực hiện đơn thuốc theo bác sĩ đã kê.
- Uống thuốc theo đúng đơn bác sĩ kê cho bạn.
- Sau 24 – 48 giờ cần phải vệ sinh sạch răng miệng, súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng, không đánh răng trong thời gian này.
- Sử dụng đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo súp, sinh tố, đồ ăn có năng lượng cao, tránh đồ có tính axit, cay và tránh các đồ ăn nóng những thứ này đều làm vết thương lâu lành hơn.
Những điều bạn không nên làm sau nhổ răng đã được chuyên gia khuyến cáo:
- Không đánh răng trong 24 giờ đầu, không súc miệng mạnh do việc này làm mất đi sự ổn định của cục máu đông ở vết thương nhổ răng.
- Việc thấy cảm giác vướng víu trong miệng khiến bạn sử dụng tay hay chạm lưỡi vào vết thương là một thói quen nên tránh, vì có thể chạm tay hay chạm lười vào đó chảy máu vết thương có thể xảy ra và vô tình chúng ta làm kéo dài thêm thời gian hồi phục.
- Chưa tập thể dục thể thao cường độ cao, trong những ngày đầu tiên
- Trong những ngày đầu nhổ răng bạn không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, đồ uống có gas hay hút thuốc.
- Không khạc nhổ hay ngậm nước muối ngay.
- Hãy luôn theo dõi tốt các tình trạng để phát hiện các bất thường sớm, nếu cần thiết sẽ xử lý để cho kết quả điều trị tốt nhất.
Bài viết về chủ đề biến chứng sau khi nhổ răng khôn là những điều mà Nha Khoa City Smiles chia sẻ đến các bạn. Nha Khoa City Smiles là một địa chỉ tin cậy có nhiều cơ sở tại Hồ Chí Minh và Đồng Nai với đội ngũ bác sĩ, nha sĩ chuyên nghiệp và tận tình với khách hàng, cùng với cơ sở trang thiết bị hiện đại. Nha Khoa City Smiles sẽ là cái tên để các khách hàng luôn tin tưởng và tìm đến.
Nhổ răng khôn là thủ thuật hay tiến hành tuy biến chứng sau khi nhổ răng khôn là rất hiếm khi xảy ra, nhưng các bạn cũng nên chú ý để có thể phát hiện sớm và xử lý tuy nhiên để tránh các tai biến có thể thì bạn nên tìm hiểu và lựa chọn một cơ sở nha khoa tốt nhất tại Tân Phú để đến và điều trị.