Răng hô không chỉ ảnh hưởng tính thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng ăn nhai. Bên cạnh những cách làm răng hết hô tại nha khoa, thì cách làm cho răng hết hô tại nhà cũng được nhiều người lựa chọn nhằm tiết kiệm chi phí. Vậy cách làm hết răng hô tại nhà như thế nào và có thực sự mang lại hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu với Nha khoa City Smiles trong bài viết dưới đây nhé!
Răng hô là gì?
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn với cung răng ở hàm trên mọc nhô về phía trước nhiều hơn so với hàm dưới. Tình trạng răng hô không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoại hình, chức năng ăn nhai và gây trở ngại khi phát âm, mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác về răng miệng như sâu răng, đau khớp thái dương hàm,…
Thông thường răng hô được chia thành 2 mức độ là hô nhẹ và hô nặng. Trong khi đó, răng hô nhẹ là tình trạng răng mọc không thẳng hàng, nhô về phía trước nhưng ở mức độ nhẹ. Còn răng hô nặng là tình trạng răng nhô ra khá nhiều so với hàm còn lại và dễ nhận biết bằng mắt thường.
Có mấy loại răng hô?
Răng hô được phân thành 3 loại chính như sau:
Hô do răng
Thông thường, răng mọc đúng hướng phải mọc theo phương thẳng đứng. Tuy nhiên, những người thuộc tình trạng này lại có răng mọc chìa ra phía ngoài.
Hô do hàm
Đây là tình trạng cấu trúc xương hàm trên, xương hàm dưới hoặc xương cả hai hàm phát triển quá mức. Nếu nhìn nghiêng sẽ thấy khuôn miệng chìa về phía trước khá nhiều. Đặc biệt với các trường hợp hô nặng, nhiều người có sẽ không thể khép chặt môi ngay cả khi cơ môi đã được thả lỏng.
Hô vừa do răng, vừa do hàm
Hô do cả răng và hàm là loại răng hô phức tạp, khó xử lý và cần nhiều thời gian điều trị nhất. Tình trạng này xảy ra khi phần răng mọc lệch ra ngoài và phần cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mức, khiến hàm trên nhô ra nhiều so với hàm dưới và gây ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng.
Các nguyên nhân gây nên tình trạng răng hô
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng răng hô, bao gồm:
- Do yếu tố di truyền: Theo nhiều nghiên cứu, 70% nguyên nhân gây ra tình trạng răng hô là do yếu tố di truyền. Những cấu trúc liên quan đến khuôn mặt như răng và hàm đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là, nếu ông bà hoặc cha mẹ có răng hô thì thế hệ sau cũng có thể gặp tình trạng này.
- Do các thói quen xấu khi còn nhỏ: Các thói quen như mút ngón tay, ngậm ti giả, thở bằng miệng, đẩy lưỡi về phía trước,… có thể có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng và xương hàm. Nếu duy trì những thói quen này trong thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn phát triển răng và xương hàm sẽ dễ khiến trẻ bị hô răng hoặc hô hàm về sau.
- Do chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình mọc và phát triển của răng. Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày bị thiếu hụt canxi, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, thì răng dễ bị mọc lệch và gây nên tình trạng hô.
- Do hàm mặt phát triển sai lệch: Xương hàm không cân xứng khiến răng không có đủ không gian để phát triển, bị chồng lên nhau, nhô lên hoặc đầy lùi ra sau. Kích thước và hình dạng của xương hàm có thể thay đổi từ khi chúng ta còn nhỏ đến khi trưởng thành. Nếu xương hàm phát triển quá mức thì cũng có thể dẫn đến tình trạng răng hô.
- Do các bệnh lý hoặc tổn thương: Ví dụ như bệnh lý nha chu, mất xương hoặc phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt. Những trường hợp này có thể làm cho hàm trên nhô ra phía trước nhiều hơn so với hàm dưới và tạo nên tình trạng răng hô.
Răng hô gây ảnh hưởng như thế nào?
Răng hô có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày như sau:
- Gặp khó khăn trong chức năng nhai, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng do khớp cắn không đúng, tạo khoảng trống giữa các răng.
- Gây trở ngại trong việc phát âm, làm giảm hiệu quả giao tiếp.
- Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, làm mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
- Có thể dẫn đến giảm sút hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống do tâm lý lo lắng và thiếu tự tin.
- Nếu không được điều trị kịp thời, răng hô có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hệ thống nhai, cấu trúc xương hàm và khớp thái dương hàm.
- Dễ mắc phải các bệnh lý như hôi miệng, viêm nha chu và các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.
Tổng hợp các cách làm răng hết hô hiệu quả
Để làm cho răng hết hô hiệu quả, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:
Cách làm răng hết hô tại nhà dễ áp dụng
Nếu răng của bạn hô ở mức độ nhẹ thì có thể tham khảo các cách làm răng hết hô đơn giản tại nhà như sau:
Dùng tay đẩy lực vừa phải
Đây là một trong những cách làm răng hết hô đơn giản và được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần sử dụng tay và áp dụng một lực vừa phải để nhẹ nhàng đẩy răng vào bên trong, từ đó giúp răng di chuyển từ từ về vị trí như ý. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả với trẻ nhỏ trong độ tuổi 6 – 12. Bởi đây là giai đoạn xương chưa phát triển hoàn toàn nên dễ dàng di chuyển hơn.
Lưu ý rằng không nên áp dụng lực quá mạnh hoặc cố gắng đẩy khi không thấy có hiệu quả, vì điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng và xương hàm của bạn.
Dùng lưỡi đẩy răng thường nguyên
Bạn dùng lưỡi bao trọn toàn bộ phần răng hàm phía trên, sau đó tạo một lực kéo đều về phía sau trong lòng lưỡi. Trường hợp bị hô hàm dưới, bạn hãy đặt lưỡi vào khoảng trống dọc theo đường nướu, đồng thời nhẹ nhàng đẩy sang bên phải hoặc trái để đạt được hiệu quả.
Phương pháp này được đánh giá là đơn giản nhưng đòi hỏi thực hiện kiên trì trong thời gian dài để thấy được sự cải thiện.
Cách làm răng hết hô tại nha khoa
Những cách làm răng hết hô tại nhà chỉ đem lại kết quả với những tình trạng hô nhẹ. Nếu áp dụng sai cách có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn so với ban đầu. Do đó để đảm bảo an toàn và sở hữu hàm răng đều đẹp như mong muốn, bạn nên đến các phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Sử dụng niềng răng tháo lắp
Phương pháp này chỉ hiệu quả khi sử dụng với trẻ nhỏ. Trẻ chỉ cần ngậm chặt dụng cụ niềng răng trong nhiều giờ hoặc qua đêm để cải thiện tình trạng răng hô. Ưu điểm của dụng cụ này là dễ dàng tháo lắp nên không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Niềng răng – chỉnh nha
Niềng răng là một trong những cách làm răng hết hô hiệu quả nhất, áp dụng cho cả trường hợp hô nhẹ đến hô nặng. Phương pháp này sử dụng các công cụ như mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt để di chuyển răng về vị trí đúng trên cung hàm.
Quá trình niềng răng này không chỉ giúp bảo tồn mô răng, cải thiện khớp cắn mà còn duy trì hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, quá trình niềng răng có thể kéo dài từ 2.5 – 3 năm tùy theo độ tuổi, mức độ sai lệch của răng, phương pháp niềng răng,…
Bọc răng sứ thẩm mỹ
Đây là một trong những phương pháp thẩm mỹ răng được ưa chuộng và yêu thích trong thời gian gần đây. Bọc răng sứ có thời gian thực hiện nhanh (chỉ 2 – 4 ngày), không chỉ cải thiện tình trạng răng hô mà còn giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng và đều đẹp hơn.
Để thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ sẽ mài răng và điều chỉnh hình dáng. Sau đó, thiết kế các mão răng có hình dáng tương tự như răng thật và gắn chúng lên cùi răng. Tuy nhiên, phương pháp thẩm mỹ nha khoa này chỉ áp dụng với những trường hợp hô nhẹ.
Nha khoa City Smile hy vọng rằng qua các thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn có thể lựa chọn được cách làm răng hết hô phù hợp với bản thân. Để đặt lịch khám và nhận tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ hotline: 0901 424 546 để được Nha khoa City Smiles hỗ trợ tận tình.
>>>Tham khảo:
- Niềng răng hô mất bao lâu? Quy trình như thế nào?
- Cách chỉnh răng hô không cần niềng hiệu quả an toàn
- Niềng răng hô nhẹ bao nhiêu tiền? Quy trình thực hiện