Những mảng bám cao răng hình thành ở chân răng ban đầu có màu vàng sẫm theo thời gian sẽ có màu nâu đen. Lúc này, cao răng đen không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng cao đen nà là gì? Cao răng màu đen có sao không?. Làm thế nào để điều trị hiệu quả. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Tân Phú nhé!.
Cao răng màu đen là gì?
Cao răng hay vôi răng là những mảng bám trên bề mặt răng. Cao răng được hình thành do vi khuẩn và thức ăn còn sót lại tích tụ lâu ngày. Ngay từ ban đầu cao răng có màu vàng, khi không được loại bỏ chúng sẽ chuyển sang màu nâu rồi thành cao răng màu đen.
Cao răng là những lớp cứng, bám chặt ở chân răng nên không thể dễ dàng loại bỏ mà phải cần đến các dụng cụ y tế chuyên dụng.
Những nguyên nhân dẫn đến cao răng màu đen
Không lấy cao răng định kỳ
Cao răng đen hình thành từ những mảng bám bám màu vàng trước đó. Vậy nên, khi không được xử lý cao răng sẽ chuyển sang màu đen. Không lấy cao răng định kỳ là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cao răng chuyển màu.
Chảy máu chân răng
Cao răng màu vàng sẽ có khả năng hấp thụ các sắc tố đỏ chuyển đen nhanh chóng. Vậy nên, chảy máu chân răng do các bệnh lý về nha khoa hay do tác động bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng chuyển đen.
Mắc bệnh lý sâu răng
Sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cao răng chuyển đen nhanh chóng. Khi răng sâu hình thành, các tổ chức ngà răng sẽ cứng là và chuyển sang màu đen để răng không không phát triển thêm nữa. Do đó, những vị trí răng sâu cũng thường có màu đen.
Thường xuyên hút thuốc và sử dụng thực phẩm sẫm màu
Cao răng sẽ chuyển sang màu nhanh chóng nếu màn thường xuyên hút thuốc hay sử dụng thực phẩm có màu sẫm. Bởi vì, những mảng bám trên răng hấp thụ các sắc tố. Vậy nên, nếu thường xuyên sử dụng răng sẽ bị chuyển sang màu đen nhanh chóng.
Cao răng màu đen có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Thông thường, cao răng ở mức độ nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng gì và nếu được làm sạch đúng cách. Nên khi cao răng khi đã bị đen tức là một biến chứng nặng của cao răng thông thường. Vậy nếu không được loại bỏ sớm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.
Gây hôi miệng
Gây hôi miệng là một trong những hậu quả của cao răng gây nên. Hôi miệng sẽ khiến bạn tự ti trong giao tiếp hàng ngày vậy nên cần loại bỏ tình trạng này càng sớm càng tốt.
Viêm nướu, viêm nha chu
Khi cao răng chuyển đen cũng đồng nghĩa với việc vi khuẩn trú ngụ vơi với một lượng lớn. Vậy nên, lâu ngày cao răng sẽ phá hủy men răng và gây tổn hại cho nướu dẫn đến các tình trạng viêm.
Tụt nướu, tụt lợi
Khi vôi răng chuyển đen sẽ gây nên tình trạng các mô liên kết giữa răng và nướu dẫn đến hiện tượng tụt nướu lợi. Không những thế, xương hàm cũng sẽ bị ảnh hưởng lâu ngày dẫn đến tiêu giảm và năng hơn có thể mất răng.
Các phương pháp khắc phục cao răng màu đen
Cách duy nhất bạn có thể loại bỏ cao răng đo chính là đến các cơ sở nha khoa.
- Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ cao răng cùng những mảm bám trên bề mặt răng.
- Bác sĩ sẽ đánh bóng bề mặt răng nhằm giúp vi khuẩn sẽ không lưu lại trên răng
- Đối với những trường hợp sâu răng các bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ lấy hết tổ chức sâu sau đó tạo hình lại cho răng.
Các biện pháp ngăn ngừa cao răng màu đen
- Vệ sinh răng miệng đúng các. Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày.
- Không dùng bàn chải quá cứng tác động mạnh lên chân răng và nướu.
- Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng sẽ giúp bảo vệ răng miệng toàn diện hơn.
- Không sử dụng thuốc lá.
- Hạn chế ăn thực phẩm có màu , đồ uống có gas, đồ chua.
- Khám răng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín.
Trên đây là những biện pháp giúp ngăn ngừa cao răng chuyển màu đen hiệu quả bạn nhớ lưu ý nhé!.
Nha Khoa Tân Phú địa chỉ khám chữa bệnh nha khoa uy tín, chất lượng được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Chúng tôi luôn cố gắng đáp ứng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn có được những thông tin bổ ích về hiện tượng cao răng màu đen. Liên hệ Nha Khoa Tân Phú nếu bạn có nhu cầu lấy cao răng, khám răng định kỳ, điều trị các bệnh lý về nha khoa,…