Vệ sinh răng miệng theo phương pháp đánh răng truyền thống sẽ không thể làm sạch các mảng bám trong khoang miệng. Đặc biệt, sẽ không thể loại bỏ hết cao răng – chất lắng cặn của muối vô cơ, bám chắc vào bề mặt răng và mép lợi. Cao răng còn là một trong những tác nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người thắc mắc có nên lấy cao răng? .Hãy cùng Nha Khoa City Smiles tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!
Cao răng là gì?
Khi thức ăn thừa, những mảng bám trên răng không được vệ sinh sạch sẽ lâu ngày sẽ bị vôi hóa bởi các muối vô cơ có trong nước bọt và hình thành cao răng. Cao răng thường xuất hiện ở vị trí dưới nướu hoặc xung quanh cổ chân răng. Thông thường, cao răng sẽ có màu vàng nhạt đóng thành những lớp cứng. Nếu trong trường hợp cao răng để lâu trong thời gian dài dưới tác động như chảy máu chân răng, hút thuốc thì cao răng sẽ chuyển sang màu nâu đậm, màu đen.
Cao răng sẽ được chia làm 2 loại đó chính là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường có màu trắng đục, vàng nhạt bám trên bề mặt nướu. Cao răng huyết thanh là cao răng bị tác động bởi chảy máu chân răng chuyển sang màu nâu đỏ, màu đen.
Cao răng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe răng miệng?
Theo các bác sĩ nha khoa và các chuyên gia về răng miệng cho biết : “Nếu cao răng để lâu trong thời gian dài sẽ chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ”. Cao răng có thể gây ra các tình trạng dưới đây:
- Cao răng bám ở chân răng gây mất thẩm mỹ.
- Hôi miệng, hơi thở có mùi.
- Cản trở quá trình vệ sinh răng miệng.
- Cao răng có thể phá hủy men răng, gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu.
- Sâu răng, răng lung lay và mất răng.
Có nên lấy cao răng không?
Các bác sĩ nha khoa khuyên chúng ta nên lấy cao răng thường xuyên nhằm mang lại một số lợi ích như:
- Tăng tính thẩm mỹ cho răng miệng. Răng sẽ không còn những mảng bám, hàm răng sẽ luôn được sáng bóng.
- Ngăn ngừa hôi miệng: Khi cao răng được loại bỏ đồng thời tổ chức vi khuẩn cũng được loại bỏ.
- Ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. Giúp loại bỏ tổ chức vi khuẩn trong khoang miệng ngăn ngừa các tình trạng sâu răng, chảy máu chân răng, viêm lợi, viêm nha chu,…
- Cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng: Loại bỏ cao răng có nghĩa số lượng vi sinh vật có hại sẽ giảm bớt đi. Đồng thời, tăng cường số lượng vi sinh vật có lợi để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Làm thế nào để hạn chế hình thành cao răng?
Mặc dù cao răng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cao răng sẽ khiến bạn tự ti khi giao tiếp và cũng là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng thì mọi người cũng nên áp dụng một số giải pháp nhằm hạn chế sự xuất hiện của cao răng như:
- Lựa chọn bàn chải mềm, kích thước phù hợp. Đánh răng 2 lần/ ngày sáng và tối.
- Sử dụng nước muối sinh lsy hay nước súc miệng sẽ giúp lại bỏ được vi khuẩn tối đa hơn.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng. Chỉ nha khoa sẽ giúp bạn loại bỏ được đồ ăn còn sót lại hiệu quả hơn.
- Nên chủ động đi khám bác sĩ nha khoa nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường về răng miệng.
- Tuân thut thăm khám và kiểm tra định kỳ sức khỏe răng miệng 6 tháng/ 1 lần.
- Bạn cũng nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế ăn thức uống có gas, đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ. Không nên dùng những thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Hạn chế sử dụng những thức ăn có chứa chất tạo màu. Bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho răng ( giàu Ca, chất xơ, vitamin,…)
Có nên lấy cao răng thường xuyên không?
Thời gian lấy cao răng của mỗi người sẽ tùy thuộc và tình trạng sức khỏe răng miệng. Bác sĩ sẽ là người hướng dẫn, chỉ định thời gian lấy cao răng của bạn.
- Nếu bạn có men răng sáng bóng, cao răng ít thì nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần.
- Nếu có men răng sần sùi, răng khấp khểnh, cao răng tích tụ thường xuyên thì cần lấy cao răng từ 3-4 tháng/lần.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu thêm về vấn đề có nên lấy cao răng không?. Chúng tôi mong rằng để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn, mỗi người nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ. Đồng thời cũng nên tìm những biện pháp giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. Liên hệ phòng Nha Khoa Tân Phú nếu bạn có nhu cầu về khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng nhé!