Lấy cao răng có tác dụng gì? Lấy cao răng có hết hôi miệng không?

Lấy cao răng có tác dụng gì? Lấy cao răng có hết hôi miệng không? 1

Việc cao răng bám chắc dưới các chân răng là tình trạng khá phổ biến đối với nhiều người. Vậy nên, việc vệ sinh răng miệng theo phương pháp đánh răng truyền thống sẽ không hoàn toàn làm sạch được các mảng bám và thức ăn thừa trong miệng. Lấy cao răng là một trong những phương pháp vệ sinh răng miệng được các chuyên gia khuyên thực hiện. Vậy nên lấy cao răng có tác dụng gì?Lấy cao răng có hết hôi miệng không, tất cả sẽ được phân tích chi tiết ở bài viết dưới đây. 

Cao răng là gì? 

Cao răng là gì? 
Cao răng là gì? 

Cao răng là các cặn cứng được lắng lại từ muối vô cơ, chất khoáng, mảnh của thức ăn thừa hay xác tế bào biểu mô,…trong khoang miệng. Cao răng hình thành thường bám chắc ở các chân răng. Vậy nên, nếu không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. 

Cao răng thường có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Đối với những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia cao răng thường có nhiều và sẫm màu hơn. 

Tác hại của cao răng

Tác hại của cao răng
Tác hại của cao răng

Cao răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các tình trạng bệnh lý răng miệng. Một số tác hại của cao răng như: 

  • Các bệnh lý về răng miệng: Cao răng sẽ là điều kiện tốt giúp các vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển. Mắc một số bệnh như sâu răng viêm lợi, viêm nha chu,… 
  • Răng ố vàng mất thẩm mỹ: Khi cao răng quá nhiều sẽ khiến răng không còn màu sắc trắng sáng tự nhiên mà sẽ bị ố vàng gây mất thẩm mỹ. 
  • Gây hôi miệng: Khi cao răng nhiều, vi khuẩn cũng theo đó mà phát triển vây nên việc hôi miệng sẽ không thể tránh khỏi. Chúng ta không thể loại bỏ hôi miệng do cao răng bằng việc súc miệng thông thường. 
  • Răng không được chắc chắn, dễ lung lay: Khi các bệnh lý về răng miệng không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều hậu quả không mong muốn. Răng bị tụt lợi, lung lay là một trong những tình trạng phổ biến. 
  • Có thể gây ra các bệnh lý toàn thân như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,…

Vậy nên, lấy cao răng là một phương pháp vệ sinh răng miệng được nhiều bác sĩ nha khoa khuyên thực hiện. 

Lấy cao răng là gì? 

Lấy cao răng là gì? 
Lấy cao răng là gì? 

Lấy cao răng là quy trình làm sạch các vôi răng bám trên các chân răng bằng các thiết bị chuyên dụng. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng thiết bị có độ rung sóng siêu âm khiến các mảng cao răng rớt ra. 

Nếu không lấy cao răng theo định kỳ bạn có thể dễ dàng mắc các bệnh về nha khoa, viêm nướu,…Cần điều trị kịp thời để không xảy ra các tình trạng n như răng lung lay, viêm lợi, viêm nướu kéo dài,… 

Lấy cao răng có tác dụng gì?

Lấy cao răng có tác dụng gì?
Lấy cao răng có tác dụng gì?

Nâng cao tính thẩm mỹ

Lấy cao răng đồng nghĩa với việc các mảng bám không còn tồn tại trên bề mặt răng. Điều này sẽ giúp răng trắng sáng hơn rất nhiều giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày. 

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa

Trong quá trình lấy cao răng đồng nghĩa với việc các vi khuẩn trong răng miệng cũng được loại bỏ. Vậy nên, sẽ giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây ra, giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy,…

Hạn chế tình trạng hôi miệng do cao răng gây ra

Lấy cao răng theo định kỳ sẽ giúp bạn hạn chế được mùi hôi miệng hiệu quả. Bởi vì, loại bỏ cao răng đồng nghĩa với vi khuẩn gây hôi miệng cũng được loại bỏ thường xuyên. Đồng thời, kết hợp với vệ sinh răng miệng cách sẽ giúp bạn có hơi thở thơm mát cả ngày. 

Bảo vệ răng và các tổ chức mô quanh răng

Vì cao răng nằm ở vị trí giữa nướu và chân răng nên vi khuẩn dễ dàng tấn công và phá hủy cấu trúc răng và nướu. Vậy nên, khi lấy cao răng sẽ giúp bảo vệ các tổ chức xung quanh đồng thời cũng tránh được một số hậu quả như tụt lợi, tiêu xương hàm, răng lung lay,…

 Bề mặt men răng luôn trắng sáng

Cao răng có màu vàng nên khi xuất hiện nhiều sẽ khiến men răng có tình trạng ố vàng, ngả màu. Nếu được loại bỏ thường xuyên sẽ giúp bề mặt răng luôn trắng sáng. 

Thời điểm tốt nhất để lấy cao răng là khi phát hiện cao răng hình thành. Tần suất lấy cao răng theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa nên là từ 3-6 tháng/lần để bảo toàn răng miệng một cách toàn diện.

Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không?

Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không?
Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không?

Như đã đề cập ở trên, lấy cao răng hoàn toàn có thể hạn chế được tình trạng hôi miệng. Vì cao răng là những mảng bám của thức ăn do quá trình vệ sinh răng miệng chưa đúng. Khi mảng bám tích tụ trong thời gian dài vi khuẩn sẽ phát triển dẫn đến hơi thở có mùi. 

Lấy cao răng cùng với kết hợp quá trình chăm sóc răng miệng đúng cách, khoa học sẽ giúp cho hơi thở của bạn luôn thơm mát, hàm răng trắng sáng đầy tự tin. 

Tuy nhiên, lấy cao răng giúp giảm và hạn chế được tình trạng hôi miệng do cao răng gây ra. Hôi miệng do các bệnh lý khác thì cần đến cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị. 

Sau khi lấy cao răng cần chú ý gì? 

  • Sau khi lấy cao răng 1-2 ngày răng rất dễ nhạy cảm so với bình thường. Vậy nên bạn cần ăn thực ăn không quá nó cũng không quá lạnh. Không nên hút thuốc lá để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 
  • Đánh răng bằng bàn chải lông mềm, sử dụng nước muối nha khoa hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Nhằm để làm sạch khoang miệng cũng như luôn giữ được hơi thở thơm mát. 
  • Thay thế chỉ nha khoa cho tăm tre để loại bỏ thức ăn thừa sau bữa ăn 
  • Theo bác sĩ nên lấy cao răng 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Nếu bị viêm nha chu nặng cần lấy cao răng 3 tháng/lần. 
Nha Khoa Tân Phú địa chỉ thăm khám, tư vấn, điều trị đa dạng các loại hình nha khoa thẩm mỹ hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh
Nha Khoa Tân Phú địa chỉ thăm khám, tư vấn, điều trị đa dạng các loại hình nha khoa thẩm mỹ hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh

Mong rằng với những chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về “ Lấy cao răng có tác dụng gì?. Nếu có nhu cầu về lấy cao răng, tẩy trắng hay bất cứ dịch vụ về  nha khoa liên hệ ngay Nha Khoa Tân Phú để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *