Nhiệt miệng: Nguyên nhân và cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi nhất

Nhiệt miệng: Nguyên nhân và cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi nhất 1

Nhiệt miệng gây nhiều phiền toái cho người mắc phải trong quá trình ăn uống. Vậy nguyên nhân và cách điều trị chứng bệnh nhiệt phổ biến này ra sao?

Nhiệt miệng là một bệnh lý khá phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Những vết loét xuất hiện trong khoang miệng khiến người mắc cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn uống hay giao tiếp. Cùng Nha khoa City Smiles tìm hiểu về nhiệt miệng và cách trị nhiệt miệng tại nhà cực hiệu quả.

nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng có gây nguy hiểm cho con người hay không?

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Nhiệt miệng là một bệnh lý y tế phổ biến còn được gọi là viêm loét miệng hoặc viêm nhiệt miệng. Chứng bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, gây ra các vết loét hoặc tổn thương. Điều này sẽ gây ra cảm giác đau rát, khó chịu khi ăn uống, giao tiếp thường ngày.

Đây là một bệnh lý phổ biến ở tất cả các lứa tuổi và được xác định bởi rất nhiều nguyên nhân. Triệu chứng của bệnh là xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng, kích thước nhỏ, viền đỏ xung quanh, gây đau rát trong khoang miệng. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện do đau và khó chịu. Tuy nhiên, nhiệt miệng sẽ tự suy giảm và tự lành trong từ khoảng một đến hai tuần.

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng ở người

Theo quan điểm dân gian Việt Nam nhiệt miệng là do nóng trong. Còn theo y học hiện đại bệnh nhiệt miệng được xác định bởi rất nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân thường gặp:

Vi rút, vi khuẩn gây bệnh

Một số loại vi rút, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng miệng và gây ra các tổn thương trong khoang miệng. Một ví dụ điển hình là herpes simplex virus (HSV), đặc biệt là loại HSV-1. Thông thường hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện cho sinh vật gây nhiễm trùng phát triển và gây bệnh.

Tổn thương trong khoang miệng

Việc đánh răng quá mạnh, bị ngã hay va chạm gây chà xát trong khoang miệng cũng hình thành các vết loét. Cộng thêm chế độ ăn nhiều đồ cay – nóng – Chua gây tổn thương niêm mạc miệng.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Chế độ ăn hàng ngày thiếu hụt vitamin B12, kẽm, folate (axit folic), sắt cũng là nguyên nhân mắc bệnh nhiệt miệng.

nhiệt miệng 2
Những nguyên nhân chính gây bệnh nhiệt miệng

Ngoài ra stress, thiếu ngủ, hệ miễn dịch suy yếu, thay đổi nội tiết…cũng là những nguyên nhân lý giải tại sao bị nhiệt miệng liên tục.

Cách trị nhiệt miệng tại nhà lành tính và hiệu quả

Nhiệt miệng là 1 bệnh lý phổ biến và không nguy hiểm. Cơ thể chúng ta cũng có thể tự chữa lành các vết tổn thương sau từ 1 – 2 tuần. Tuy nhiên các vết loét gây đau rát gây khó khăn trong quá trình ăn uống, trò chuyện. Một số trường hợp không biết cách chăm sóc còn khiến bệnh càng nặng gây biến chứng. 

Sau đây, Nha khoa City Smiles sẽ bật mí một số cách trị nhiệt miệng tận gốc tại nhà cực nhạy. Áp dụng sẽ giúp giảm triệu chứng và tăng tốc quá trình lành của nhiệt miệng.

Vệ sinh khoang miệng bằng nước muối loãng

Sử dụng nước muối loãng hay muối sinh lý để súc miệng thường xuyên giúp làm sạch và xoa dịu vùng tổn thương. Ban đầu có hơi xót nhưng sẽ hiệu quả bất ngờ sau chỉ 1 – 2 ngày áp dụng.

Mật ong nguyên chất chống viêm

Để xoa dịu và chống viêm các vết loét trong khoang miệng, chúng ta có thể sử dụng mật ong nguyên chất. Mật ong rất lành tính lại có hoạt tính kháng khuẩn như hydrogen peroxide, glucose oxidase và độ pH thấp. Chính vì vậy mật ông được xem như một loại kháng sinh tự nhiên tuyệt vời. Hãy bôi trực tiếp lên vết tổn thương 4 lần/ngày và cảm nhận sự thay đổi tích cực.

Bổ sung sữa chua hàng ngày

Trong sữa Chua chứa rất nhiều các lợi khuẩn có ích giúp cân bằng hệ vi khuẩn, cụ thể là lactobacillus. Một số trường hợp tình trạng nhiệt miệng xuất hiện do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột. Vì vậy việc bổ sung sữa chua mỗi ngày giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vừa tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng lại giúp chữa lành nhanh chứng nhiệt miệng và bảo vệ dạ dày.

Bổ sung vitamin C 

Nhiều người bị nhiệt miệng là lập uống C tổng hợp hay uống nước cam và thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm rất nhiều. Do đó việc cung cấp đủ lượng vitamin C từ thức ăn hoặc bổ sung có thể hỗ trợ quá trình chữa lành các vết loét và tăng cường hệ thống miễn dịch.

nhiệt miệng 3
Bổ sung vitamin C giúp chữa lành và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng

Thị trường y – dược có cung cấp một số sản phẩm bôi nhiệt miệng dạng kem bôi hoặc gel. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm chứa thành phần Nano Bạc để kháng viêm và che phủ vết tổn thương. 

Những trường hợp bị nhiệt miệng nặng, bị thường xuyên và lâu khỏi, bạn nên đi khám tại các đơn vị chuyên khoa để được hỗ trợ. Việc kết hợp vệ sinh khoang miệng đúng cách và dùng thuốc đặc trị sẽ giúp bạn điều trị dứt điểm chứng nhiệt miệng.

Nha khoa City Smiles – đơn vị chuyên khám, điều trị và thẩm mỹ nha khoa tổng hợp uy tín số 1 tại TPHCM. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chứng bệnh nhiệt miệng hãy liên hệ City Smiles để được hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *