Răng khôn mọc lệch không chỉ gây đau nhức mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Quy trình nhổ răng khôn mọc lệch gồm những bước nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi này.
Như thế nào là răng khôn mọc lệch?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng trong cung hàm nên răng khôn thường không có đủ vị trí để mọc ngay thẳng như những chiếc răng khác. Chúng bắt đầu tìm cách để mọc lên, điều này đã gây ra những cơn đau nhức, khó chịu, thậm chí là ăn uống khó khăn. Tuy nhiên không phải ai cũng có răng số 8 mọc bất thường, một số trường hợp răng khôn vẫn mọc bình thường và không gây ra tác động xấu, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa, những yếu tố xác định là nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng khôn mọc lệch.
- Do xương hàm đã cứng hơn, lớp mô mềm ở phần lợi cũng dày và chắc hơn, khiến cho việc một chiếc răng khôn mọc lên cũng khó khăn hơn.
- Do cấu trúc xương hàm của người châu Á thường hẹp, khi mọc chiếc răng khôn lên ở phía trong cung hàm sẽ không đủ chỗ để mọc dẫn đến răng bị lệch, nghiêng hoặc có khi nằm trọn vẹn dưới phần lợi luôn.
Tại sao nên nhổ răng khôn?
Hầu hết các nha sĩ đều khuyên bạn nhổ răng khôn vì một số lý do sau đây.
Thời điểm và vị trí mọc răng
Răng khôn thường mọc vào thời điểm từ 18 đến 25 tuổi, đây là thời điểm mà hàm răng của con người đã hoàn chỉnh và gần như không còn chỗ trống cho chiếc răng này mọc lên. Do đó, đa phần răng khôn sẽ mọc lệch, mọc chen chúc và làm ảnh hưởng đến răng số 7, thậm chí gây ra tình trạng xô lệch, có thể dẫn đến mất răng.
Răng khôn có thể gây ra những bệnh lý
Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng và thường mọc ở vị trí rất khó để vệ sinh răng miệng, do đó thức ăn có thể bám, kẹt ở trong các kẽ răng dẫn đến gây ra các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…
Hơn nữa, răng mọc lệch còn khiến răng lân cận bị lung lay, tiêu xương,… Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng, làm ảnh hưởng đến cả hàm răng.
Xem thêm: Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không? Nếu không nhổ có ảnh hưởng gì không?
Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?
Khi quyết định có nên nhổ răng khôn hay không, điều này phụ thuộc vào tình trạng mọc của răng khôn và đánh giá của bác sĩ.
Trường hợp không cần nhổ răng khôn
Răng khôn khỏe mạnh, phát triển đầy đủ và mọc đúng vị trí, hoàn toàn khớp với răng đối diện.
Răng khôn được làm sạch hiệu quả trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Trường hợp nên nhổ răng khôn
Khi hàm không đủ chỗ cho răng khôn mọc lên như bình thường, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng. Răng khôn có thể mọc ở nhiều góc độ khác nhau trong hàm, tạo ra hiện tượng răng mọc chen chúc, hoặc thậm chí mọc lệch và gây ra các vấn đề sau:
- Vẫn nằm ẩn hoàn toàn trong nướu: nếu răng khôn bị mắc kẹt trong hàm. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc tạo thành u nang gây tổn thương chân răng và các cấu trúc nâng đỡ răng khác.
- Nhú 1 phần lên khỏi nướu: khu vực răng khôn mọc thường khó nhìn thấy. Do đó, việc vệ sinh khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra bệnh nướu răng và nhiễm trùng răng miệng.
- Mọc chen chúc: nếu khung hàm không có đủ chỗ để răng khôn phát triển bình thường, răng khôn có khả năng mọc chen chúc hoặc làm hỏng các răng lân cận, khiến các răng khác lung lay, tiêu xương hoặc mất răng.
Bác sĩ khuyến nghị nên nhổ răng khôn nếu chúng chưa mọc hoàn toàn, trước khi chân răng và xương được hình thành đầy đủ, điều này sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn sau phẫu thuật.
Nhổ răng khôn có đau không?
KHÔNG. Với các bác sĩ lành nghề và giàu kinh nghiệm, nhổ răng khôn thường là một thủ thuật nhanh chóng và ít gây đau đớn. Trước khi bắt đầu quy trình, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để đảm bảo người bệnh không cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn trong suốt quá trình nhổ răng.
Người bệnh thường chỉ cảm thấy răng được ấn nhẹ về phía trước hoặc phía sau, nhưng sẽ không có cảm giác đau. Ngay cả trong trường hợp cần phẫu thuật rạch mở nướu răng, răng khôn sẽ được cắt thành từng phần trước khi nhổ. Bác sĩ sẽ khâu lại nướu như cũ để người bệnh không gặp bất kỳ sự khó chịu nào.
Về cơ bản, nhổ răng khôn có đau hay không đều phụ thuộc vào sự kết hợp giữa các phương pháp gây tê, kỹ thuật nha khoa và tay nghề cũng như kinh nghiệm từ bác sĩ thực hiện. Hầu hết, quá trình nhổ răng chỉ tốn vài phút, tuy nhiên với những chiếc răng khôn mọc ở vị trí khó nhổ có thể tốn nhiều thời gian hơn khoảng 20 – 40 phút.
Xem thêm: Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không? Chi phí bao nhiêu?
Răng khôn mọc ngang có nguy hiểm không?
Răng khôn mọc lệch gây ra những biến chứng nguy hiêm về lâu dài cho người bệnh. Dưới đây là một vài biến chứng mà răng khôn mọc lệch có thể gây ra với chúng ta như sau:
Gây bệnh u nang
Nếu không điều trị kịp thời răng khôn mọc lệch sẽ gây ra tình trạng u nang xương hàm, đây là bệnh lý nha khoa do các mô răng phát triển bất thường kèm theo sự xuất hiện một khối u lành tính.
Vị trí u thường ở nướu, môi hoặc liền kề một răng trong xương hàm, khói u này có thể chứa đầy không khí, dịch lỏng hoặc chất mềm và u thường phát triển khá rộng trước khi có các biểu hiện triệu chứng rõ ràng, lâu dần sẽ gây hỏng xương hàm, thậm chí là cả dây thần kinh.
Làm hỏng răng số 7
Răng số 8 khi mọc lệch thường húc vào chân răng số 7, nguyên nhân chính dẫn đến răng số 7 bị lung lay, thậm chí có thể bị rụng nếu răng khôn không được loại bỏ sớm. Không những thế, vùng răng tiếp xúc với răng khôn sẽ bị đau nhức, xuất hiện lỗ sâu, chết tủy răng.
Viêm quanh răng
Viêm nhiễm xảy ra thường do sự lắng đọng thức ăn ở vùng dưới lợi trùm răng khôn mọc lệch gây ra. Đây được xem là một bệnh rối loạn nha khoa, khi các mô ở nướu bị sưng và nhiễm trùng. Đa số những người mắc bệnh này thường là các bạn trẻ đang trong độ tuổi mọc răng khôn.
Viêm quanh thân răng khác với bệnh viêm nha chu ở chỗ viêm quanh thân răng chỉ xảy ra ở những răng mới mọc được 1 phần. Biểu hiện của viêm quanh răng là người bệnh cảm thấy đau nhiều tại vùng răng khôn, đau khớp thái dương hàm. Phần má bên răng khôn bị sưng to khi bị viêm nhiễm, một số trường hợp vị trí răng số 8 có xuất hiện túi mủ.
Dễ gây đau dây thần kinh
Răng số 8 mọc lệch cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu hoặc các chứng bệnh thần kinh vùng đầu mặt của người bệnh. Bởi răng khôn mọc là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh quan trọng của vùng mặt, do đó răng khôn có thể mọc đè vào các đầu tận của dây thần kinh và gây ra cảm giác đau, khó chịu.
Không những vậy, răng khôn mọc lệch còn gây ra rối loạn phản xạ cảm giác khiến một số vị trí như môi, lưỡi,… bị tê hoặc mất vị giác làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của người bệnh.
Không nhổ răng khôn có sao không?
Không nhổ răng khôn có sao không? Thông qua thăm khám sàng lọc, bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần phải nhổ răng khôn hay không. Tuy nhiên, ngay cả khi răng khôn mọc hoàn toàn và đúng vị trí, chúng ta vẫn rất khó vệ sinh. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn và gây ra các vấn đề sức khỏe về sau:
- Gây tổn thương tới các răng lân cận.
- Hình thành u nang, áp xe và khối u.
- Phát triển sâu răng.
- Dẫn đến nhiễm trùng và các bệnh nha chu khác.
Có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc không?
Khi thực hiện quy trình nhổ răng khôn thì có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc không? Thông thường, việc nhổ răng khôn sẽ dễ dàng hơn ở người trẻ tuổi vì chân răng khôn chưa hình thành hoàn chỉnh, xương xung quanh mềm hơn và ít có nguy cơ làm tổn thương dây thần kinh hoặc các cấu trúc khác của răng lân cận. Nguy cơ xảy ra biến chứng hậu phẫu thường phổ biến hơn ở tuổi trưởng thành. Việc nhổ 4 răng khôn cùng lúc sẽ giúp người bệnh:
- Tiết kiệm thời gian đi lại.
- Rút ngắn thời gian hồi phục vết thương (vì các răng hồi phục cùng lúc).
- Việc chăm sóc đúng cách cho những răng khôn còn sót lại đòi hỏi phải kiểm tra định kỳ và chụp X-quang.
- Có khả năng ảnh hưởng đến răng lân cận.
Vì vậy, bạn cần bác sĩ tư vấn liệu có nên nhổ cùng lúc 4 cái răng khôn hay không.
Răng khôn đã nhổ có mọc lại không?
Không, sau khi đã nhổ, răng khôn sẽ không mọc lại. Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bác sĩ thường sẽ thực hiện chụp X-quang nha khoa để kiểm tra và đảm bảo không bỏ sót bất kỳ răng nào cần phải nhổ.
Vậy khi có nhu cầu nhổ răng thì quá trình nhổ răng khôn như thế nào?
Quy trình nhổ răng khôn sẽ diễn ra như thế nào?
Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người bệnh, quy trình nhổ răng khôn sẽ tuân thủ gồm các bước sau đây.
Bước 1: Thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát
Với quy trình nhổ răng khôn này, bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám răng miệng để hiểu rõ tình trạng của người bệnh, nhận định răng có bị mọc lệch không, có viêm nhiễm không để có thể thực hiện quy trình nhổ răng khôn.
Bước 2: Đánh giá tình trạng răng khôn
Khi thực hiện quy trình nhổ răng khôn, người bệnh sẽ được chỉ định chụp X-quang để nhận định được rõ đây là răng mọc thẳng hay mọc ngầm, dễ nhổ hay khó nhổ,… từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra những phương pháp thực hiện thích hợp nhất.
Bước 3: Quy trình nhổ răng khôn – Gây tê tại chỗ
Tại bước này, bác sĩ sẽ gây tê nhằm giúp bệnh nhân không bị đau đớn khi nhổ răng.
Bước 4: Hoàn thành quy trình nhổ răng khôn
Khi đã loại bỏ được chân răng, người bệnh cần phải súc miệng và cầm máu bằng cách ngậm bông. Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn và dặn dò người bệnh cách chăm sóc răng miệng và một số điều trong việc ăn uống.
Xem thêm: Răng khôn mọc trong bao lâu? cần phải làm gì?
Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
Sau khi nhổ răng khôn, nhiều người quan tâm đến thời gian lành lẹ của vết thương và khi nào thì đau sẽ ngừng. Thông thường, sau khi tác dụng của thuốc tê hết, bệnh nhân có thể cảm nhận đau nhức ở vùng lợi vừa nhổ răng. Đồng thời, sưng miệng và má cũng có thể xuất hiện. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ dần giảm đi, không cần phải lo lắng quá nhiều.
Trong vòng 1 – 2 tuần đầu sau khi nhổ răng, nướu sẽ dần phục hồi và che phủ lại lỗ chân răng. Sau đó, khoảng 1 tháng, khung xương sẽ lành lại. Trong thời gian này, việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh, ăn uống và chăm sóc răng miệng là rất quan trọng để tránh các biến chứng không mong muốn sau quá trình nhổ răng.
Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Bên cạnh việc thắc mắc về quy trình nhổ răng khôn thì người bệnh quan tâm rất nhiều đến vấn đề sau khi nhổ răng. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể tham khảo:
Một số lưu ý về chế độ ăn uống
- Trong thời gian này, người bệnh chỉ nên ăn những thức ăn dạng lỏng, mềm như: cháo, súp, nước ép rau củ và trái cây. Những món ăn này giúp giảm bớt lực tác động đến răng và giúp cho xương hàm của bệnh nhân không cần phải hoạt động nhiều.
- Nếu mới chỉ nhổ răng trong khoảng 2 ngày thì bệnh nhân tuyệt đối không nên ăn các loại đồ ăn quá cứng, quá dai, quá nóng hoặc quá lạnh hay quá chua, cay,… làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Không nên uống nước có gas, đồ uống có cồn và không hút thuốc lá sau khi nhổ răng số 8.
- Người bệnh nên uống nhiều nước để vết thương nhanh chóng phục hồi, ưu tiên sử dụng ống hút.
- Nên ưu tiên bổ sung thực phẩm có chứa nhiều vitamin để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn
- Vệ sinh răng miệng sau khi thực hiện quy trình nhổ răng khôn là điều cực kỳ quan trọng vì lúc này khoang miệng của bệnh nhân đang có vết thương hở. Người bệnh không nên súc miệng mạnh và chải răng ở vùng mới nhổ răng.
- Bệnh nhân có thể sử dụng túi đá để chườm lên vùng má bên nhổ răng để giảm đau.
- Nên dùng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Hi vọng thông tin về quy trình nhổ răng khôn mọc lệch mà Nha Khoa City Smiles chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn hình dung được chi tiết các bước nhổ chiếc răng khôn mọc lệch trong xương hàm. Và không còn phải quá lo sợ khi tới Nha Khoa City Smiles tại Tân Phú để thăm khám và thực hiện nhổ bỏ chiếc răng khôn của mình đi.