Viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến và dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu chủ quan để tình trạng viêm trở nặng thì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy điều trị viêm nướu răng bằng thuốc gì để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm hình thành? Hãy cùng Nha khoa City Smiles tìm hiểu cụ thể hơn về thuốc trị viêm nướu răng trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm nướu răng là gì?
Viêm nướu chân răng là tình trạng các mảng bám và vi khuẩn trên răng trên răng tích tụ lâu ngày gây kích ứng, mẩn đỏ và sưng nướu. Bệnh lý này không chỉ dẫn đến đau nhức, chảy máu khi vệ sinh răng miệng, mà còn khiến hơi thở của người bệnh trở nên khó chịu.
Viêm nướu răng ở tình trạng nhẹ có thể tự khỏi nếu người bệnh vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Tuy nhiên nếu quá chủ quan, tiếp tục tác động các nguyên nhân làm tổn thương nướu thì bệnh có thể phát triển nhanh chóng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như răng lung lay, gãy răng, áp xe răng hoặc rụng sớm.
Thuốc trị viêm nướu răng gồm những loại nào?
Có thể thấy rằng, việc chữa trị viêm nướu chân răng từ sớm là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Và các loại thuốc trị viêm nướu răng được bác sĩ sử dụng để điều trị bệnh tối ưu và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là thông tin một số loại thuốc trị viêm nướu được đánh giá cao mà bạn có thể tham khảo.
Nhóm thuốc điều trị viêm lợi kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu, giúp tổn thương do viêm phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, người dùng cần đáp những yêu cầu nghiêm ngặt trong quá trình sử dụng để tránh tình trạng kháng thuốc. Hai loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm nướu là Metronidazole và Amoxicillin (thuộc nhóm penicillin).
Tùy theo từng nhóm mà cách dùng sẽ khác nhau:
- Nhóm thuốc Penicillin, Macrolid hoặc Cephalosporin: Uống cách bữa ăn 1 giờ để không làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Nhóm thuốc Quinolon và Nitroimidazole: Có thể uống ngay sau bữa ăn vì thuốc sẽ không bị giảm tác dụng.
Sau khi sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,…
Nhóm thuốc kháng viêm Non-steroid
Một số loại thuốc kháng viêm Non-steroid thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị viêm nướu có thể kể đến như Ibuprofen, Meloxicam, Diclophenac,…. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên với người có tiền sử hen suyễn, bệnh dạ dày, suy gan, suy thận,… thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc thuốc trị viêm nướu răng này.
Khi sử dụng thuốc kháng viêm Non-steroid, bạn chỉ nên bắt đầu với liều lượng thấp nhất để theo dõi phản ứng của cơ thể. Tránh sử dụng nhiều loại thuốc chống viêm không steroid cùng lúc bởi nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Nhóm thuốc dạng xịt
Để điều trị viêm nướu chân răng hiệu quả, bạn không thể bỏ qua thuốc nano xịt miệng như Smart Fresh, Anginovag, Decongestant, v.v. Các sản phẩm cao cấp này không chỉ làm sạch miệng mà còn ngăn ngừa vi khuẩn, giữ nướu khỏe mạnh và ngăn chặn bệnh nha chu. Đặc biệt, chúng loại bỏ mùi khó chịu, mang lại hơi thở thơm tho, tăng sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Sử dụng 3-4 lần/ngày để ngăn vi khuẩn và hỗ trợ giảm viêm nướu chân răng. Lưu ý lắc đều trước sử dụng, không súc miệng sau khi xịt, và bảo quản sản phẩm đúng cách để duy trì tác dụng.
Nhóm thuốc điều trị viêm lợi Corticosteroid
Corticosteroid là nhóm thuốc chống viêm, giúp người bệnh giảm đi cảm giác khó chịu, sưng nướu. Một số loại thuốc trong nhóm Corticosteroid thường được kê trong đơn thuốc trị viêm nướu răng là Prednisolone, Dexamethasone,… Các loại thuốc thuộc nhóm Corticosteroid chống chỉ định sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dưới đây là liều dùng nhóm thuốc Corticosteroid đối với người lớn để bạn tham khảo như sau:
- Betamethasone: Từ 0,25 đến 7,2 mg/ngày, có thể uống một lần hoặc chia thành nhiều liều.
- Cortisone: Liều lượng là 25-300mg/ngày, có thể uống một lần hoặc chia thành nhiều liều.
- Dexamethasone: Sử dụng từ 0,5-10mg/ngày.
- Hydrocortisone: Từ 20-800mg/ngày, có thể chia thành nhiều liều.
- Methylprednisolone: Liều dùng là 4-160mg trong 1 hoặc 2 ngày, có thể chia thành nhiều liều theo chỉ định của bác sĩ.
- Prednisolone: Dùng từ 5 – 200mg mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.
- Triamcinolone: Liều dùng là 260mg mỗi ngày, có thể dùng ở dạng liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.
Nhóm thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin,… thường được dùng trong đơn thuốc trị viêm nướu răng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ hiệu quả nếu đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc quá lạm dụng các loại thuốc giảm đau hoặc tăng liều lượng thuốc có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.
Thuốc gây tê tại chỗ
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc gây tê tại chỗ nhằm làm mất cảm giác ở vùng nướu bị viêm. Một số loại thuốc gây tê thường được sử dụng như Prilocaine, Lidocaine,… chứa hỗn hợp gây tê cục bộ. Chúng tác động lên dây thần kinh trong nướu răng và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm nướu răng.
Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc gây tê tại chỗ để điều trị tại nhà. Nếu sử dụng sai cách, chúng có thể dẫn đến một số tác dụng phục như: buồn nôn, sưng hoặc kích ứng nướu.
Nước súc miệng diệt khuẩn
Khi bị viêm nướu, bạn có thể sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn có chứa thành phần Chlorhexidine. Đây là một chất sát trùng hỗ trợ diệt khuẩn hiệu quả, giúp giảm số lượng vi khuẩn trong khoang miệng và giảm nhẹ các triệu chứng do viêm nướu răng gây ra.
Bạn nên sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn 2 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng khoảng 15ml và ngậm trong khoảng 30 giây.
Thuốc bôi trị viêm lợi, nướu răng
Thuốc bôi được sử dụng bằng cách thoa trực tiếp lên vùng nướu bị viêm. Sản phẩm này chứa các thành phần có khả năng sát trùng và diệt khuẩn, hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh chóng. Việc sử dụng kết hợp giữa thuốc điều trị và thuốc bôi sẽ rút ngắn thời gian điều trị và ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng.
Cách phòng ngừa bệnh viêm nướu răng hiệu quả
Phòng bệnh hơn là chữa bệnh, để không phải sử dụng thuốc trị viêm nướu răng cùng các phương pháp điều trị khác thì bạn cần chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình thật tốt. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh lý răng miệng này.
- Duy trì thói quen đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, ưu tiên sử dụng bàn chải có lông mềm và có chức năng làm sạch từng bề mặt theo hướng 45 độ.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám cứng đầu sau khi ăn uống. Đồng thời sử dụng nước súc miệng hàng ngày hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thực hiện mát-xa nướu răng nhẹ nhàng cho để giảm đau, cải thiện tuần hoàn máu đến các vùng bị viêm, hỗ trợ quá trình điều trị nướu răng hiệu quả.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể gây hại cho răng như nước ngọt có ga, thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Thay vào đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị viêm nướu răng
- Chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống tại nhà để tránh các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện trong quá trình sử dụng, bạn cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được thăm khám kịp thời
- Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, và sử dụng chất kích thích để không làm giảm hiệu quả của thuốc.
Địa chỉ điều trị viêm nướu răng hiệu quả và an toàn
Viêm nướu răng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng. Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu, bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nha khoa City Smiles là một trong những địa chỉ hàng đầu về tư vấn và điều trị viêm nướu răng tại TPHCM. Khi đến thăm khám tại đây, quý khách sẽ được kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát, sau đó đội ngũ bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Những lý do nên lựa chọn Nha khoa City Smile:
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, sẵn lòng hỗ trợ khách hàng mọi khi cần.
- Quy trình đặt lịch hẹn trực tiếp với bác sĩ giúp tiết kiệm thời gian.
- Phòng khám được trang bị đầy đủ trang thiết bị và máy móc hiện đại, đảm bảo tính chính xác trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
- Vật dụng và thiết bị đều được đảm bảo vô trùng, tránh tình trạng viêm nhiễm trong khi chữa bệnh.
- Mọi chi phí khánh bệnh đều được niêm yết và công khai minh bạch.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu cụ thể hơn về các loại thuốc trị viêm nướu răng cũng như cách phòng ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nên đến nha khoa để được kiểm tra và điều trị ngay từ khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên. Không nên tự ý sử dụng thuốc trị viêm nướu răng vì chúng có thể mang đến các nguy cơ về sức khỏe. Để đặt lịch khám và tư vấn chi tiết, bạn hãy liên hệ với Nha khoa City Smiles để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
>>>Tham khảo:
- Bỏ túi danh sách thuốc giảm đau răng hiệu quả và tốt nhất hiện nay
- Top 20 thuốc chữa viêm lợi an toàn hiệu quả tại nhà
- Top 10 thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả tức thì chỉ sau vài lần sử dụng