Hướng dẫn cách giảm đau răng khôn bị sâu ở tại nhà

Hướng dẫn cách giảm đau răng khôn bị sâu ở tại nhà 1

Răng khôn là chiếc răng mọc ở trong cùng của hàm răng. Trong quá trình ăn nhai, nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ lâu dần thức ăn sẽ đọng lại gây nên tình trạng sâu răng và đau nhức khó chịu. Vậy có cách nào để làm giảm đau răng khôn bị sâu hiệu quả không? Nha Khoa City Smiles sẽ bật mí cho bạn vài cách giảm đau răng khôn bị sâu hiệu quả trong bài viết dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Chiếc răng khôn trong cùng bị sâu
Chiếc răng khôn trong cùng bị sâu

Nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu

Răng khôn bị sâu do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến là:

Do vị trí răng

Sâu răng khôn có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính là vị trí của răng khôn. Bởi vì răng khôn thường mọc ở vị trí cuối cùng của hàm, nơi mà vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn. Điều này tạo điều kiện cho sự hình thành của mảng bám, nơi mà vi khuẩn có thể sinh sống và phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của vi khuẩn này có thể tấn công men răng, gây ra sự suy giảm và cuối cùng dẫn đến sâu răng ở răng khôn.

Răng khôn mọc không đúng vị trí

Một khi răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngang, nó tạo ra một khe hở giữa răng khôn và các răng lân cận. Khe hở này dễ khiến thức ăn bị kẹt và gây ra sự khó khăn trong việc vệ sinh. Điều này tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và tấn công, dẫn đến sự hình thành của sâu răng khôn. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể gây ra viêm nướu, viêm nha chu và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe miệng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Sâu răng khôn có thể phát triển do cách vệ sinh răng miệng không đúng cách. Khi không vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả, mảng bám sẽ tích tụ và không được loại bỏ triệt để. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn Streptococcus mutans tấn công men răng, gây ra quá trình khống hóa vôi và dẫn đến sự hình thành của sâu răng khôn.

Do hình dạng răng khôn

Hình dạng của răng khôn, với bề mặt lớn và nhiều rãnh nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại sinh sống và phát triển. Sự tích tụ của vi khuẩn trong các rãnh này làm tăng nguy cơ sâu răng so với các răng khác.

Nguyên nhân khác

  • Do răng khôn mọc trong cùng nên gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng miệng.
  • Do mảng bám trên răng chưa được loại bỏ hoàn toàn, lâu dần trở thành cao răng. Vi khuẩn phát triển trên mảng bám là nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu.
  • Do ăn nhiều thực phẩm chứa đường, acid tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển.
  • Dùng đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng khiến men răng yếu dần đi, từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công gây sâu răng khôn.
  • Do ăn đồ quá cứng khiến răng bị nứt, mẻ, hình thành các lỗ hổng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Bạn có thể nhận biết răng khôn bị sâu qua một số dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện các lỗ sâu có kích thước lớn hoặc nhỏ, có màu ố vàng, nâu hoặc đen trên răng.
  • Cảm giác đau nhức khó chịu, đau nhức nặng hơn khi ăn đồ ngọt, nóng hoặc lạnh. Thức ăn lọt vào lỗ sâu khiến cho tình trạng đau nhức trầm trọng hơn.
  • Răng khôn bị sâu nặng ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm dễ làm chân răng kế bên bị lung lai.

Xem thêm: Nhổ răng khôn có đau không ? Nhổ răng khôn có nguy hiểm không

Dấu hiệu để nhận biết răng khôn bị sâu

Dấu hiệu để nhận biết răng khôn bị sâu
Dấu hiệu để nhận biết răng khôn bị sâu

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng ở hàm trên và hàm dưới, thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25. Do vị trí mọc khó khăn, răng khôn thường dễ bị sâu răng.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu:

  • Đau nhức răng: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của sâu răng khôn. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, có thể xuất hiện liên tục hoặc từng cơn. Cơn đau thường tăng lên khi ăn nhai, chải răng hoặc khi chạm vào răng.
  • Ê buốt răng: Răng khôn bị sâu có thể gây ê buốt răng, nhất là khi ăn các thực phẩm lạnh, chua hoặc ngọt.
  • Viêm nướu: Viêm nướu xung quanh răng khôn có thể dẫn đến sưng, đỏ và đau nhức.
  • Hôi miệng: Sâu răng khôn kéo dài có thể gây ra tình trạng hôi miệng.
  • Răng lung lay: Trong trường hợp sâu răng nặng, răng khôn có thể bị lung lay.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy đến gặp nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Răng khôn bị sâu nếu không điều trị có nguy hiểm không?

Có, răng khôn bị sâu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Viêm tủy: Vi khuẩn từ sâu răng có thể xâm nhập vào tủy răng, gây viêm tủy. Viêm tủy là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến đau nhức dữ dội, mất răng và thậm chí là nhiễm trùng lan rộng.
  • Áp xe răng: Áp xe răng là một khối mủ hình thành ở chân răng. Áp xe răng có thể gây đau nhức dữ dội, sưng, đỏ và sốt. Áp xe răng có thể lan rộng đến các vùng xung quanh, chẳng hạn như má, môi, cổ và thậm chí là não.
  • Hoại tử xương hàm: Nếu vi khuẩn từ sâu răng tiếp tục lan rộng, chúng có thể gây hoại tử xương hàm. Hoại tử xương hàm là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến mất xương và thậm chí là mất răng.
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng có thể dẫn đến mất răng. Viêm nha chu có thể bắt đầu từ sâu răng.

Xem thêm: Chăm sóc sau nhổ răng khôn đúng cách, vết thương mau lành

Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?

Nếu răng khôn bị sâu, việc nhổ nó là lựa chọn thích hợp để tránh ảnh hưởng đến các răng lân cận và giảm đau nhức kéo dài. Quyết định nhổ răng khôn thường được ưu tiên trong các trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngang, mọc sai tư thế, vị trí.
  • Răng khôn sâu nặng không thể thực hiện các biện pháp bảo tồn.
  • Xuất hiện các túi mủ tại vùng nướu quanh răng.

Có nhiều người thắc mắc liệu quá trình nhổ răng khôn bị sâu có đau không? Đáp án là không, vì trước khi nhổ, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc gây tê, giúp quá trình diễn ra một cách nhẹ nhàng và thoải mái.

Điều trị sâu răng khôn bằng cách nào?

Đối với các trường hợp sâu răng khôn nhẹ, các phương pháp điều trị bảo tồn thường được ưa chuộng. Dưới đây là một số cách phổ biến để điều trị sâu răng khôn:

Trám răng

Phương pháp này thích hợp khi răng khôn mọc thẳng và không ảnh hưởng đến các răng láng giềng. Sau khi xác định mức độ sâu của sâu răng thông qua X-quang, bác sĩ sẽ làm sạch vùng răng bị sâu và áp dụng vật liệu trám vào bề mặt răng. Kỹ thuật này đảm bảo vật liệu trám bám chặt vào răng thật thông qua sử dụng tia laser.

Điều trị nội nha

Trong trường hợp sâu răng đã ăn sâu vào tủy răng, bác sĩ sẽ quyết định thực hiện điều trị nội nha để cố gắng bảo tồn răng thật.

Quy trình điều trị nội nha bao gồm việc làm sạch phần tủy răng bị tổn thương và viêm nhiễm, sau đó trám bít ống tủy để ngăn chặn sự lây lan của sâu răng. Mục tiêu của điều trị này là giữ cho răng có thể sử dụng được trong thời gian dài. Tuy nhiên, do mất mát một phần của tủy răng – một bộ phận quan trọng trong việc nuôi dưỡng và truyền tải cảm giác – nên răng sau điều trị có thể trở nên yếu đuối và nhạy cảm hơn so với trước.

Sử dụng thuốc tăng cường men răng

Trong trường hợp sâu răng không quá nặng, khi các lỗ sâu vẫn còn nhỏ, bác sĩ thường sẽ đề xuất sử dụng các loại thuốc tăng cường men răng. Nếu bệnh nhân gặp đau nhức, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.

Nhổ răng khôn bị sâu có ảnh hưởng gì không?

Việc nhổ răng khôn bị sâu không chỉ giúp giảm đau nhức và khó chịu mà còn ngăn ngừa các vấn đề phức tạp hơn cho răng miệng. Sự tồn tại của sâu răng khôn có thể ảnh hưởng đến các răng lân cận và cả khoang miệng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Nhổ răng khôn bị sâu không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như không làm thay đổi khuôn hàm. Điều này là do răng khôn không đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và chức năng của hàm.

Bên cạnh trường hợp răng khôn bị sâu, khi răng khôn mọc lệch, mọc ngang, hoặc mọc không đúng vị trí, cũng được khuyến khích nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe của răng miệng.

Xem thêm: Răng khôn mọc trong bao lâu? cần phải làm gì?

Nhổ răng khôn bị sâu giá bao nhiêu?

Dưới đây là bảng giá dịch vụ nhổ răng khôn tại nha khoa City Smiles hãy cùng tham khảo nhé!

Nhổ răng khôn Đơn vị Giá gốc chưa khuyến mãi
Nhổ răng khôn 1 Răng 780.000
Tiểu phẫu răng khôn 1 Răng 2.000.000 – 10.000.000
Tiểu phẩu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm 1 Răng 2.800.000

Hướng dẫn cách giảm đau răng khôn bị sâu ngay tại nhà

Khi bị đau nhức do răng khôn bị sâu, nhiều người nghĩ đến việc nhổ răng khôn. Tuy nhiên tùy theo nguyên nhân mà việc điều trị sẽ khác nhau. Nếu răng khôn mọc thẳng, không bị mọc lệch hay chen vào các răng khác thì có thể bảo tồn răng và bạn sẽ được hướng dẫn chăm sóc răng tạm thời. Nếu răng khôn bị sâu, gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến các răng khác thì bác sĩ khuyên nên nhổ bỏ.

Cơn đau răng khôn khi bị sâu thường kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, do vậy bạn hãy đến nha khoa để thăm khám và điều trị sớm. Nếu chưa có thời gian đi khám thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau răng khôn bị sâu dưới đây:

Vệ sinh, chăm sóc răng miệng kỹ càng

Vệ sinh chăm sóc răng miệng kỹ càng
Vệ sinh chăm sóc răng miệng kỹ càng

Đau răng khôn bị sâu thường đi cùng với tình trạng viêm nướu và các mô mềm xung quanh, cho nên việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ là vô cùng quan trọng. Bạn nên đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ) và sử dụng thêm nước súc miệng sát khuẩn, chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám ở kẽ răng.

Khi chọn bàn chải đánh răng, bạn nên chọn loại bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương nướu ở vị trí mọc răng khôn. Nếu vị trí nướu mọc răng khôn bị viêm, bạn dùng bông gòn thấm thuốc sát trùng để làm sạch.

Súc miệng với nước muối sinh lý

Súc miệng với nước muối sinh lý mỗi ngày để giảm đau răng khôn bị sâu
Súc miệng với nước muối sinh lý mỗi ngày để giảm đau răng khôn bị sâu

Nước muối sinh lý có tính diệt khuẩn tự nhiên. Nếu súc miệng với nước muối thường xuyên sẽ tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Vi khuẩn tích tụ trong nướu bị viêm xung quanh răng khôn có thể là nguyên nhân gây đau. Việc súc miệng với nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày sẽ điều trị nhiễm trùng và làm giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể hòa tan 9 gram muối với 1 lít nước lọc sạch hoặc mua chai nước muối ở quầy thuốc, cửa hàng thuốc tây.
  • Cho lượng nước muối vừa đủ vào miệng. Ngậm trong vòng 30 giây, sau đó súc miệng khoảng 30 giây để muối len lỏi vào các ngóc ngách trong miệng.
  • Thực hiện 2 lần/ngày vào sáng sớm sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh cũng là cách làm giảm đau răng khôn bị sâu hiệu quả
Chườm đá lạnh cũng là cách làm giảm đau răng khôn bị sâu hiệu quả

Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau, giảm sưng hiệu quả, đặc biệt với tình trạng mọc răng khôn hoặc sưng đau do sâu răng. Bạn có thể áp dụng cách trị đau răng khôn này như sau:

  • Cho 2 đến 3 viên đá nhỏ bọc trong khăn mềm rồi chườm lên vùng má gần vị trí mọc răng khôn từ 2 – 5 phút.
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, cơn đau nhức do răng khôn bị sâu sẽ thuyên giảm.

Sử dụng chanh tươi

Dùng chanh tươi để làm giảm cơn đau răng khôn
Dùng chanh tươi để làm giảm cơn đau răng khôn

Chanh tươi được đánh giá là cách làm giảm cơn đau răng khôn đơn giản và hữu hiệu. Do trong chanh chứa nhiều vitamin C và acid nên có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức hiệu quả.

Cách giảm đau răng khôn bị sâu bằng chanh tươi như sau:

  • Chuẩn bị 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt. Sau đó dùng bông y tế thấm nước cốt chanh bôi trực tiếp vào vị trí răng khôn bị sâu.
  • Đợi khoảng 2 phút, nước cốt chanh sẽ ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào, cơn đau giảm.
  • Bạn súc miệng lại với nước cho sạch và thực hiện phương pháp này từ 1 – 2 lần/ngày để đạt hiệu quả rõ rệt.

Giảm đau răng khôn bị sâu bằng tỏi

Giảm đau răng khôn bị sâu bằng tỏi
Giảm đau răng khôn bị sâu bằng tỏi

Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong tỏi có chứa hợp chất ajoene nên có tính kháng khuẩn cao. Đắp tỏi lên răng khôn bị sâu giúp làm giảm cơn đau nhức rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 1 tép tỏi, bóc vỏ và đập dập.
  • Sau đó, đắp trực tiếp lên chỗ răng khôn và giữ trong khoảng 10 – 15 phút. Bạn nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày và đều đặn cho đến khi cơn đau dịu hẳn.

Dùng túi trà

Dùng trà túi lọc để làm giảm đau răng khôn bị sâu
Dùng trà túi lọc để làm giảm đau răng khôn bị sâu

Theo nghiên cứu, trong túi trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm nên bạn có thể dùng để làm giảm đau răng khôn bị sâu hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn lấy túi trà đã sử dụng cho vào tủ lạnh.
  • Sau 15 phút, lấy ra và áp túi lên vùng nướu bị sưng đỏ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày triệu chứng đau nhức ở vị trí răng khôn bị sâu sẽ giảm rõ rệt.

Đó là những cách giảm đau răng khôn bị sâu vừa đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể chọn một trong những cách trên để thực hiện tại nhà.

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn bị sâu?

Sau khi nhổ răng khôn bị sâu, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau đây:

  • Hạn chế các hoạt động như nói chuyện, ăn nhai, nhịn hắt hơi và ho để tránh làm chảy nhiều máu hơn từ vết thương.
  • Tránh sử dụng ngón tay hoặc các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để không gây nhiễm trùng cho vết thương.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau và tăng tốc độ phục hồi của vết thương.
  • Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, chỉ sử dụng nước muối để làm sạch miệng và hạn chế việc chải răng. Sau đó, có thể chải răng nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vùng răng vừa nhổ.
  • Nghỉ ngơi đúng cách và hạn chế hoạt động thể chất như chạy bộ để không gây ảnh hưởng đến vết thương.
  • Ưu tiên ăn những món mềm, dễ nhai và tránh các loại thực phẩm nóng, lạnh, cay, chua.
  • Tránh uống rượu bia và hút thuốc lá trong ít nhất 1 tuần sau khi nhổ răng khôn.
  • Thăm khám nha khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường tại vùng nhổ răng.

Xem thêm: Mọc răng khôn nên ăn gì? Lựa chọn nên, không nên ăn gì?

Kết luận

Kết luận, để giảm đau răng khôn bị sâu, có nhiều phương pháp và biện pháp mà chúng ta có thể áp dụng. Việc duy trì một chế độ chăm sóc nha khoa đúng đắn và sạch sẽ là quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Đồng thời, cũng cần tìm hiểu và áp dụng các cách giảm đau hiệu quả, như sử dụng thuốc tương trợ và chăm sóc nghỉ ngơi đúng cách.

Ngoài ra, việc thực hiện định kỳ kiểm tra nha khoa để phát hiện sớm vấn đề và đối phó với chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe nướu và răng. Việc áp dụng những biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng khôn và sâu răng.

Nhớ rằng, việc duy trì một lối sống lành mạnh và quyết định chăm sóc răng đúng cách sẽ giúp bạn giảm đau răng khôn bị sâu và duy trì sức khỏe nha khoa tốt nhất có thể. Đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ nha khoa để có lời khuyên chính xác và chi tiết hơn về cách giảm đau răng khôn bị sâu dựa trên tình trạng cụ thể của bạn.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *