Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn, cha mẹ cần lưu ý

Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn, cha mẹ cần lưu ý 1

Chăm sóc răng miệng đúng cách và có những thói quen xấu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa bị ăn mòn ở trẻ. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể dẫn đến sâu răng, thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, cha mẹ nên biết cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn để kịp thời cứu chữa cho hàm răng cho trẻ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa City Smiles để được cung cấp thêm thông tin hữu ích nhé!

Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng sữa bị mòn

Tình trạng răng sữa bị ăn mòn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thì các dấu hiệu chưa quá rõ ràng, do đó cha mẹ thường bỏ qua thời điểm “vàng” này để điều trị và khắc phục triệt để. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp nhất về tình trạng răng trẻ bị mòn, qua đó giúp cha mẹ dễ dàng phát hiện và kịp thời điều trị cho con.

Đau răng

Răng sữa bị ăn mòn là dấu hiệu cho thấy lớp men bảo vệ đã mất. Điều này ảnh hưởng đến vùng nướu xung quanh, gây cảm giác đau và không thoải mái cho bé.

Mặt răng sữa bị xỉn màu

Tại vị trí răng sữa bị mòn, lớp men răng mất đi lộ ra một dải màu trắng xỉn xuất hiện gần đường viền nướu. Nếu không được xử lý kịp thời, dải trắng này có thể chuyển sang màu vàng, nâu, thậm chí là đen, là dấu hiệu cho thấy tình trạng mòn răng đang phát triển thành sâu răng.

Răng sữa dần chuyển sang màu nâu, vàng thậm chí là đen
Răng sữa dần chuyển sang màu nâu, vàng thậm chí là đen

Răng sữa trở nên nhạy cảm hơn

Mòn men răng khiến răng của trẻ trở nên nhạy cảm hơn, khiến trẻ cảm thấy đau buốt và khó chịu, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng.

Nướu quanh răng sữa bị sưng tấy

Răng sữa bị mòn nghiêm trọng có thể gây tổn thương nướu, dẫn đến tình trạng sưng tấy và thậm chí có thể chảy máu.

Các nguyên nhân dẫn tình trạng răng sữa bị ăn mòn

Tình trạng răng sữa bị ăn mòn chủ yếu xuất phát từ 4 nguyên nhân phổ biến sau đây: thói quen uống sữa đêm, chế độ ăn uống, thiếu canxi – flour và vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Thói quen uống sữa đêm

Uống sữa đêm là thói quen của nhiều bé trong giai đoạn mọc răng sữa. Tuy nhiên, đây không phải là thói quen tốt và có thể dẫn đến tình trạng mòn răng. Sữa đọng lại trên bề mặt răng sẽ nhanh chóng biến đổi thành axit gây hại đến men răng. Nếu việc này cứ lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì răng của trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công. Răng của trẻ sẽ dần chuyển sang màu vàng, sau đó xuất hiện nốt sâu đen và từ từ bị bào mòn.

Uống sữa đêm có thể dẫn đến tình trạng mòn răng
Uống sữa đêm có thể dẫn đến tình trạng mòn răng

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sức khỏe răng miệng của trẻ. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt và nước có ga có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và phá hủy mô răng, từ đó dẫn đến tình trạng răng sữa bị ăn mòn.

Thiếu canxi và flour

Canxi và flour đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành men răng, giúp răng phát triển chắc khỏe. Thiếu hai chất này có thể làm răng của trẻ mọc chậm, dễ lung lay và và dễ bị rụng.

Bổ sung thêm canxi và flour vào bữa ăn hàng ngày của trẻ
Bổ sung thêm canxi và flour vào bữa ăn hàng ngày của trẻ

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Trong giai đoạn mọc răng sữa, men răng của trẻ còn yếu và độ canxi thấp. Vì vậy việc vệ sinh răng miệng cho trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu không được vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn có thể phát triển, phá hủy mô răng, dẫn đến tình trạng răng sữa bị bào mòn, nếu nghiêm trọng có thể phải nhổ trước thời kỳ thay răng vĩnh viễn.

Tác hại của việc răng sữa của trẻ bị mòn

Răng sữa mòn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thể chất của trẻ, mà còn gây tổn thương tủy răng, tiềm ẩn nguy cơ mất răng sớm và sự lệch vị trí khi răng vĩnh viễn mọc lên. Đau nhức và ê buốt khi ăn uống cũng làm trẻ chán ăn, gây biếng ăn, tiêu cực hóa sức khỏe và phát triển của bé.

Tổng hợp các cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn

Tình trạng răng sữa bị mòn không thể tự khỏi mà cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn còn tùy thuộc vào mức độ ăn mòn răng.

Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn tại nhà

Điều trị răng sữa bị mòn tại nhà sẽ tập trung chủ yếu chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng.

  • Với chế độ ăn uống: Trong thực đơn ăn uống của bé, cha mẹ nên bổ sung thêm nhiều canxi và fluor từ các nguồn như trứng, sữa, cá biển… Đồng thời, tăng cường thức ăn chứa chất xơ và khoáng chất để ngăn chặn sự phát triển của sâu răng. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc phục hồi men răng và khắc phục trạng bị sún răng sữa.
  • Với vấn đề vệ sinh răng miệng: Khi trẻ mọc răng sữa, cha mẹ hãy vệ sinh răng nướu cho bé bằng cách lấy miếng gạc sạch, nhúng nước ấm rồi lau sạch khoang miệng. Từ 2 tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu dạy con chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng dành cho trẻ em. Đồng thời, chuẩn bị nước súc miệng cho bé để súc sau khi đánh răng để tránh nguy cơ răng sữa bị mòn.
Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách
Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách

Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn tại nha khoa

Khi răng sữa của trẻ bị ăn mòn thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám và đánh giá tình trạng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra định hướng điều trị phù hợp:

  • Nếu răng mới bị mòn nhẹ, bác sĩ sẽ loại bỏ chỗ sâu, sau đó thực hiện tái khoáng hoặc hàn trám để ngăn chặn sự phát triển của sâu răng và giúp cho trẻ ăn nhai được bình thường.
  • Trong trường hợp răng sữa bị ăn mòn nặng, chỉ còn lại chân răng và không thể khắc phục bằng cách trám răng, bác sĩ bắt buộc phải thực hiện nhổ bỏ răng để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang răng khác.
Bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp vào tình trạng bệnh
Bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp vào tình trạng bệnh

Phòng tránh mòn răng sữa cho trẻ như thế nào?

  • Không cho bé bú sữa bình vào ban đêm. Nếu bé uống sữa đêm, hãy cho bé súc miệng sau khi uống rồi làm sạch nướu và răng của trẻ bằng gạc chuyên dụng để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
  • Hạn chế bé uống nước ngọt và nước hoa quả đóng chai vì những loại thức uống này có hàm lượng axit và đường cao.
  • Khuyến khích trẻ hình thành thói quen uống nước thường xuyên, đặc biệt sau bữa ăn.
  • Chăm sóc răng miệng trẻ từ sớm, vệ sinh răng miệng bằng gạc chà nướu và lưỡi từ 0 – 6 tháng tuổi. Khi trẻ bắt đầu mọc răng thì hướng dẫn trẻ sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa flour để vệ sinh răng miệng hàng ngày.
  • Ngoài đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, cha mẹ nên cho bé dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn bám ở các kẽ răng.
  • Để ngăn ngừa tình trạng ăn mòn răng sữa, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần.
Cho trẻ khám răng định kỳ 6 tháng/lần
Cho trẻ khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Tại sao chăm sóc răng sữa ở trẻ lại quan trọng?

Việc chăm sóc răng sữa cho trẻ cực kỳ quan trọng. Bởi răng sữa bị ăn mòn không chỉ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ.

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng: Răng sữa bị mòn không chỉ tác động đến chính chiếc răng đó mà còn ảnh hưởng đến nướu và những chiếc răng xung quanh. Do lớp men bảo vệ bên ngoài bị tổn thương nghiêm trọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương. Qua đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, tụt lợi, viêm nha chu, viêm xương hàm,…
  • Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ: Răng sữa bị ăn mòn khiến trẻ bị ê buốt, đau nhức và không thể ăn uống bình thường, đặc biệt là với các loại thức ăn cứng và giàu canxi. Điều này dẫn đến việc bé không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, gây còi xương và kém phát triển so với các bạn đồng trang lứa.
  • Ảnh hưởng đến phát âm và giao tiếp: Răng sữa bị mòn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến trẻ không thể phát ẩm chính xác. Điều này tạo nên hạn chế lớn cho trẻ trong vấn đề giao tiếp hàng ngày. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến phát âm của bé khi trưởng thành, do thói quen này khó thay đổi theo thời gian.
Mòn răng khiến trẻ gặp khó khăn khi phát âm và giao tiếp
Mòn răng khiến trẻ gặp khó khăn khi phát âm và giao tiếp

Răng sữa bị mòn có mọc răng vĩnh viễn được không?

Có lẽ bạn chưa biết, răng sữa giữ vai trò định hướng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn. Do đó, khi răng sữa bị ăn mòn thì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Đặc biệt trong trường hợp răng sữa sún nặng và bị rụng sớm khiến cho lợi đóng kín và chặt hơn. Điều này có thể gây khó khăn cho quá trình mọc răng vĩnh viễn, khiến răng mọc lệch và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Kết luận

Trên đây là một số cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn mà Nha khoa City Smiles đã tổng hợp và gửi đến bạn. Ngoài việc thực hiện các phương pháp điều trị, cha mẹ cũng cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm nguy cơ mòn răng và sâu răng ở trẻ. Nếu cần tư vấn thêm, quý khách vui lòng liên hệ với Nha khoa City Smiles để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

>>>Tham khảo:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *