Có thể nói mọc răng khôn là nỗi sợ hãi của nhiều người do quá trình mọc răng khôn đi kèm với những cơn đau nhức dữ dội khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cấu tạo của răng khôn mà có thể mọc bình thường hay mọc lệch lạc, mọc ngầm. Do đó, việc bạn phân biệt răng khôn là răng số mấy, có mấy răng khôn sẽ giúp bạn có cách xử lý chuẩn xác. Hãy đi tìm lời giải về răng khôn được gọi là răng số mấy qua bài viết!
Răng khôn là răng số mấy?
Răng khôn là răng số mấy? Răng khôn, còn được biết đến là răng số 8, thường nằm sau răng số 7 và gần vách hàm. Chúng là những chiếc răng cuối cùng mọc ra và thường nằm ở phía trong cùng của hai hàm răng trên và dưới. Quá trình hình thành của răng khôn xảy ra khi xương hàm ngừng tăng trưởng.
Vị trí của răng khôn khiến chúng có thể gây ra các vấn đề như răng mọc lệch, răng ngấm, hoặc bị lệch vị trí. Việc mọc răng khôn thường gây đau nhức và không thoải mái. Thông thường, quá trình mọc răng khôn diễn ra trong khoảng từ 18 đến 25 tuổi, khi mà người trưởng thành.
Như vậy bạn đã hiểu răng khôn là răng số mấy rồi phải không nào?
Các dạng mọc của răng khôn
Có các dạng mọc khác nhau của răng khôn, mỗi dạng gây ra các vấn đề khác nhau:
Răng khôn mọc thẳng theo hướng cung răng thường chèn vào răng số 7, gây ra viêm nướu, viêm lợi trùm, và dễ bị tổn thương nướu khi ăn nhai. Để giải quyết vấn đề này, việc cắt bỏ lợi trùm và kiểm tra tình trạng của răng khôn là cần thiết để hạn chế các biến chứng sau này.
Trường hợp răng khôn mọc bất thường trên cung hàm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ, khi răng khôn mọc lệch trong, lệch ngoài, hoặc lệch 45 độ, 90 độ, mọc ngầm, có thể đâm vào má hoặc mọc ngược vào xương hàm. Khi ăn nhai, người bệnh dễ bị cắn vào má, gây ra sưng đau và có thể gây ra các vấn đề lở loét trên phần má.
Xem thêm: Trước khi nhổ răng khôn nên làm gì? Những điều cần lưu ý
Răng khôn hàm dưới mọc lệch
Trường hợp răng khôn hàm dưới mọc lệch thường gây ra các vấn đề như viêm quanh răng, viêm nhiễm lan sang các mô xung quanh, dẫn đến sưng đau kéo dài, hôi miệng, và khó khăn trong việc cử động miệng. Bệnh nhân cần thăm khám Bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm.
Trường hợp răng khôn bị viêm
Nếu răng khôn bị viêm, việc tạo mủ có thể gây áp xe, và người bệnh cần phải được phẫu thuật để lấy sạch mủ. Sau khi sưng đau giảm đi, răng khôn có thể được loại bỏ để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.
Trường hợp răng khôn mọc ngầm
Trong trường hợp răng khôn mọc ngầm, điều này có thể kèm theo nang thân răng, gây viêm mô tế bào và tiêu xương ổ răng. Răng khôn mọc lệch ngầm có thể đâm vào răng số 7 bên cạnh, gây sâu răng và viêm tủy. Việc phát hiện trễ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Để đối phó với những tình trạng này, việc khám sàng lọc định kỳ là cần thiết.
Tóm lại, hầu hết các trường hợp răng khôn đều gây ra những vấn đề sức khỏe răng miệng, và việc loại bỏ răng này thường là cách điều trị đơn giản nhất. Tuy nhiên, quyết định nhổ răng khôn phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của tình trạng và chỉ được thực hiện khi cần thiết theo đánh giá của Bác sĩ.
Dấu hiệu nào cho thấy răng khôn đang mọc?
Khi răng khôn bắt đầu mọc, người bệnh thường trải qua những dấu hiệu như sau:
- Đau nhức quanh vùng lợi: Người bệnh cảm thấy đau nhức từ bên trong lợi, và đau này có thể trở nên dữ dội và kéo dài khi răng khôn tiến triển.
- Sưng lợi: Sự sưng tấy của lợi khi răng khôn mọc gây cảm giác hàm nặng nề và khó chịu, làm hạn chế khả năng mở hàm và gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện.
- Đau nhức đầu và có thể sốt: Sốt nhẹ thường là dấu hiệu phổ biến khi răng khôn mọc. Sự đau nhức và sưng tấy có thể gây ra các triệu chứng sốt, nhưng thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và biến mất khi răng đã ổn định.
- Chán ăn: Cảm giác đau nhức và mệt mỏi từ việc mọc răng khôn khiến bệnh nhân có thể mất sự ham muốn trong việc ăn uống. Đồng thời, sự đau đớn khi thức ăn va vào vùng lợi sưng tấy cũng làm giảm khả năng ăn uống của họ.
Xem thêm: Chăm sóc sau nhổ răng khôn đúng cách, vết thương mau lành
Một người có bao nhiêu răng khôn?
Trên thực tế, mỗi người sẽ có đến 32 cái răng vì thêm thêm 4 răng khôn, 2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới, răng khôn mọc sau 28 chiếc răng.
4 răng khôn này sẽ bố trí đều đặn trong hàm, nhưng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà có thể mọc đầy đủ 4 chiếc răng khôn. Vấn đề sẽ không được nói đến khi chúng không còn đủ chỗ trên hàm để mọc theo hướng bình thường nên phải tìm cách khác để mọc lên.
Răng có mọc ngược về phía xương hàm, đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ 2 ngay bên cạnh hoặc mọc bình thường, nhú được lên khỏi lợi được một phần thì ngừng mọc vĩnh viễn.
Biến chứng răng khôn gây ra?
Răng số 8 mọc lệch lạc, mọc ngầm có thể gây ra nhiều biến chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Một số bệnh lý có thể gặp phải như:
Sâu răng
Bởi vì răng khôn nằm trong cùng hàm nên rất khó để có thể vệ sinh thức ăn, do đó mà vi khuẩn dễ dàng tích tụ gây tình trạng sâu răng. Bạn sẽ khó phân biệt hơn khi răng khôn chỉ mọc lên được 1 phần hoặc mọc lệch mọc đâm sang răng xung quanh. Sự tích tụ lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng như đau đớn và nhiễm trùng.
Viêm lợi
Sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn gây hại sẽ gây ra viêm nhiễm quanh vùng lợi và gây ra các triệu chứng như: đau, sưng, sốt, hôi miệng,… Bệnh lý viêm lợi sẽ tái phát nếu không được chữa trị.
Huỷ hoại xương và hàm răng
Răng mọc lệch lạc sang các răng xung quanh sẽ khiến cho răng đó bị tiêu huỷ, lung lay tiêu xương bắt buộc bạn phải nhổ bỏ. Hơn nữa, triệu chứng sẽ phát hiện ra khi người bệnh có những cơn đau âm ỉ kéo dài tại vị trí đó.
Một số trường hợp nếu răng khôn chưa được chữa trị kịp thời cũng có thể gây viêm nhiễm, lây lan các răng bên cạnh như: tai, má, mắt, cổ,…
Rối loạn cảm giác
Răng khôn mọc lệch hay răng mọc ngầm sẽ gây ra sự chèn ép lên các dây thần kinh, làm giảm hoặc mất vị giác ở môi, da, thậm chí ở các răng bên cạnh. Ngoài ra, quá trình mọc răng số 8 còn có thể gây ra hội chứng giao cảm như: phù, đỏ, quanh mắt, đau nửa mặt,
Trường hợp cần nhổ răng khôn
Dưới đây là một số trường hợp nên nhổ răng khôn mà có thể bạn chưa biết.
- Răng khôn mọc lệch gây các biến chứng đau, nhiễm trùng tái phát liên tục dẫn đến u nang và gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
- Răng số 8 chưa gây ra những biến chứng nhưng có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh.
- Răng khôn mọc thẳng và không làm cản trở đến nướu và xương.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ để mọc và không gây cản trở nhưng răng số 8 có hình dạng bất thường, nhỏ, dị dạng, nhồi nhét thức ăn với răng lân cận nên trong tương lai sẽ có thể bị sâu răng hay viêm nha chu răng.
- Nhổ răng số 8 khi cần tiến hành chỉnh hình, làm răng giả.
Xem thêm: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến dây thần kinh không?
Trường hợp không cần nhổ răng khôn
Bên cạnh những trường hợp cần nhổ bỏ thì dưới đây là những trường hợp không nhất thiết phải nhổ răng khôn có thể kể đến như:
- Răng khôn mọc bình thường và không gây ảnh hưởng hay gây ra biến chứng gì. Răng số 8 cũng không bị kẹt bởi mô xương và nướu.
- Người bệnh đang mắc phải các bệnh lý toàn thân không thể kiểm soát tốt như tiểu đường, tim mạch hay rối loạn đông cầm máu,…
- Răng số 8 có liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm,.. mà không thể thực hiện phương pháp phẫu thuật chuyên biệt.
Có nên tiến hành nhổ răng khôn hay không?
Hầu hết các trường hợp răng khôn khi gặp biến chứng cần được nhổ sớm nhất có thể. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ nha khoa có thể quyết định giữ lại răng khôn trong một số trường hợp cụ thể.
Các trường hợp cần nhổ răng khôn bao gồm:
- Răng khôn mọc lệch gây ra đau nhức và nhiễm trùng kéo dài, có thể dẫn đến u nang và ảnh hưởng đến các răng lân cận.
- Răng khôn chưa gây ra biến chứng nhưng có không gian hẹp giữa răng khôn và răng số 7. Trong tương lai, nó có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh, do đó, việc nhổ răng khôn trở thành cần thiết.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện để chấp nhận áp lực khi nhai, dẫn đến sự trồi lên của răng khôn và gây ra sưng nướu, viêm nướu, và khó chịu khi ăn.
- Răng khôn mọc thẳng và đủ chỗ, nhưng có hình dạng không bình thường, nhỏ hoặc dị dạng, gây ra sự nhồi nhét thức ăn và có thể dẫn đến sâu răng hoặc viêm nha chu. Nhổ răng khôn cũng có thể cần thiết khi cần điều chỉnh hình dáng hoặc trồng răng giả, hoặc khi răng khôn gây ra một số vấn đề sức khỏe toàn thân khác.
Cách xử lý khi mọc răng khôn
Có thể nói, răng số 8 không phát triển liên tục như những loại răng khác. Thông thường chúng sẽ mọc lên theo từng giai đoạn, cách vài tuần hoặc vài tháng. Mỗi lần răng khôn mọc lên sẽ gây cảm giác đau nhức dữ dội và khó chịu vô cùng. Để giảm bớt cơn đau bạn có thể áp dụng các cách sau đây.
Vệ sinh răng miệng đều đặn: Đây là một trong những cách giúp giảm đau nhanh chóng. Bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc nước muối hay nước muối sinh lý để đảm bảo răng phát triển bình thường. Bạn nên chọn bàn chải lông mềm để làm sạch vị trí vùng răng số 8. Sau mỗi bữa ăn bạn nên súc miệng lại bằng nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn.
Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt: Ăn những món như: cháo, súp sẽ là một sự lựa chọn tốt nhất để hạn chế sức nhai. Qua đó giúp giảm đau nhức nhanh chóng. Đồng thời, những thực phẩm này cũng giúp giảm thiểu nguy cơ kẹt thức ăn, từ đó quá trình vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn.
Chườm đá lạnh: Bạn có thể sử dụng ít viên đá lạnh cho vào túi chườm hoặc một cái khăn bông sạch rồi chườm nhẹ lên má ngoài khu vực răng khôn mọc, di chuyển vòng tròn.
Điều trị tại nha khoa uy tín: Một trong những biện pháp tốt nhất để làm giảm cơn đau nhức đó là điều trị tại nha khoa uy tín. Điều này không chỉ trị bệnh mà còn tránh cơn đau tái diễn, bạn nên đến nha khoa uy tín thăm khám.
Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – Quang để kiểm tra tình trạng răng khôn của bạn ra sao để đưa ra cách xử lý thích hợp với bạn nhất. Đa phần các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng
Mặc dù nhổ răng khôn là giải pháp điều trị phổ biến hiện nay trong nha khoa nhưng trước khi nhổ răng khôn bạn nên tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn nha khoa uy tín để tránh tình huống xấu xảy ra.
Xem thêm: Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không? Nếu không nhổ có ảnh hưởng gì không?
Nhổ răng khôn có nguy hiểm?
Nhổ răng khôn là một thủ thuật đơn giản và không có nguy hiểm nếu được thực hiện tại các cơ sở uy tín để tránh những biến chứng nguy hiểm sau:
- Nhiễm trùng do vệ sinh không đảm bảo: Thường xuyên xảy ra do dụng cụ nhổ răng không được làm sạch kỹ càng hoặc phòng phẫu thuật không được tiệt trùng đúng cách. Nhiễm trùng có thể gây đau nhức nặng trong 1-2 tuần sau quá trình nhổ.
- Chảy máu kéo dài, khó kiểm soát: Đặc biệt phổ biến ở những người có rối loạn đông máu hoặc tiêu thụ thuốc lá, rượu bia ngay sau khi nhổ.
- Tổn thương dây thần kinh: Có thể gây ra cảm giác ngứa, tê ở các khu vực như lưỡi, môi, căm và nướu. Tuy không nguy hiểm, nhưng có thể tự lành sau vài tuần.
- Viêm xương ở ổ răng: Xảy ra khi các cục máu đông không thể hình thành sau khi nhổ răng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau liên tục trong 5-6 ngày, kèm theo tình trạng đau tai và hơi thở có mùi.
Địa chỉ nào uy tín để nhổ răng khôn?
Qua tìm hiểu răng khôn là răng số mấy đã giúp bạn thể hiểu hơn, nên tìm hiểu tình trạng răng khôn để biết được nên nhổ bỏ hãy giữ lại. Điều quan trọng hơn là lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín.
Hiện nay, trên địa bàn tại TPHCM có rất nhiều cơ sở nha khoa giúp nhổ răng khôn uy tín, chất lượng tuy nhiên giá cả mỗi đơn vị khác nhau. Nếu bạn đang tìm kiếm nha khoa để nhổ răng khôn an toàn, chuyên nghiệp, uy tín và đảm bảo thì thử tham khảo ngay các thông tin tại nha khoa tốt tại Tân Phú City Smiles nhé!
Nha Khoa Asia là địa chỉ nha khoa uy tín hoạt động chuyên về lĩnh vực chỉnh nha với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra, Nha Khoa City Smiles còn sở hữu đội ngũ y bác sĩ và nhân viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm và tận tâm, sẵn sàng phục vụ khách hàng bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, với các trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, các thiết bị được cải tiến liên tục nhằm mang lại đạt kết quả tốt nhất và hạn chế gây đau đớn. Đây chắc chắn sẽ là địa chỉ nhổ răng khôn mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác về răng khôn là răng số mấy thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi hoặc đến trực tiếp tại Nha Khoa City Smiles để được thăm khám và tư vấn nhanh nhất.