Mòn răng là một tình trạng bệnh lý khá nhiều người mắc phải. Bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến răng bị mài mòn. Vậy Mòn răng là gì? Triệu chứng và cách điều trị mòn men răng như thế nào?. Hãy cùng Nha Khoa Tân Phú tìm hiểu chi tiết về trình trạng này nhé!.
Mòn răng là gì?
Mòn răng là một hiện tượng gặp rất nhiều ở mọi lứa tuổi mà đặc biệt là người lớn. Mòn răng là gì? Mòn răng là một tiến trình đa yếu tố dẫn đến mất mô răng không liên quan đến sâu răng. Nói một cách khác dễ hiểu hơn mòn răng là tình trạng răng bị mất chất dần, răng càng ngày càng ngắn, lõm sâu, nhìn hình dạng cái răng không còn giống như thời trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mòn răng là gì?
Mòn răng sinh lý
Mòn răng sinh lý là sự mất tổ chức của men răng diễn ra tự nhiên trong đời sống hàng ngày do sự ma sát giữa các răng đối đầu. Mòn răng sinh lý thường bị mòn mặt nhai sau đó đến các núm răng dưới và núm răng trên.
Mòn răng hóa học
Mòn răng nguyên nhân hóa học là sự mất tổ chức men răng do tiếp xúc với hóa chất có tính axit. Nước hoa quả đặc biệt thuộc họ cam quýt thậm chí là acid dạ dày là một trong những hóa chất gây mòn men răng.
Mòn răng bệnh lý
Mòn răng bệnh lý chính là sự mất tổ chức men răng do lực ma sát giữ răng và các tác nhân bên ngoài. Thói quen chải răng quá mạnh, thường xuyên dùng răng cắn các vật cứng là nguyên nhân dẫn đến mòn răng. Mòn răng bệnh lý có thể xuất phát sau mòn răng hóa học.
Triệu chứng bệnh mòn răng
Mòn răng sinh lý
- Khi bị mòn răng sinh lý thì ở các vị trí chịu lực sẽ bị mài mòn trước sau đó sẽ mòn đến rìa cắn. Đối với răng cửa sẽ mòn rìa cắn theo chiều từ trong ra ngoài ở răng trên và ngược lại đối với răng dưới.
- Ở giai đoạn mòn men, tổn thương có dạng phẳng. Sang giai đoạn mòn ngà tổn thương sẽ có dạng lõm đáy chén và chuyển màu nâu
- Các tổn thương ở hai răng đối đầu thường sẽ khớp khít vào nhau.
Mài mòn
Có rất nhiều tác nhân ngoại lai có thể tác động đến men răng và gây nên các hình thái mòn răng khác nhau:
- Mòn do bàn chải: Do bàn chải quá cứng, lực chải quá mạnh thì thường gây mòn ở cổ răng.
- Do các hạt trong kem đánh răng. Quá cứng cũng làm răng bị mòn nhanh chóng.
- Thường xuyên cắn các vật cứng thì vị trí cắn dễ bị mài mòn.
Mài mòn hóa học
- Hội chứng trào ngược dạ dày sẽ khiến acid dạ dày trào ngược lên khoang miệng. Vậy nên, các vị trí như răng hàm, mặt trong răng cửa trên dễ bị mài mòn.
- Mòn hóa học thường phát hủy khoáng men răng và ngà răng.
Cách điều trị mòn răng hiệu quả
Điều trị mòn răng phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ, tình trạng mòn răng hiệu tại của bạn. Dưới đây là một số cách điều trị mòn răng hiệu quả.
Lựa chọn kem đánh răng phù hợp và chăm sóc răng miệng đúng cách
- Nếu tình trạng của bạn đang ở mức độ nhẹ thì bạn nên chú ý hơn về cách lựa chọn kem đánh răng phù hợp. Đặc biệt, nên sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, thay bàn chải thường xuyên.
Trám răng
- Trám răng cũng là một trong những phương pháp điều trị mòn răng hiệu quả. Tuy nhiên, trám răng yêu cầu bạn phải ăn nhai hết sức cẩn thận vì cách này không được đảm bảo về độ bền khi cắn thức ăn. Ngoài ra, màu sắc răng trám sẽ bị thay đổi theo thời gian nên sau một thời gian bạn cần phải đi trám lại mất rất nhiều thời gian và chi phí.
Dán miếng sứ Veneer
- Dán miếng sứ Veneer là một trong những cách được xem là tối ưu nhất trong trường hợp răng bị mòn. Dán răng Veneer sứ sẽ giúp làm dài thân răng và màu sắc răng sẽ thẩm mỹ hơn. Vậy nên, Veneer sứ giúp bạn hạn chế bị mài răng và vòm cung nụ cười sẽ mất đi.
Bọc răng sứ
- Bọc răng sứ là giải pháp hữu hiệu khi miếng dán sứ không phù hợp với trường hợp của bạn. Bọc răng sứ được coi như tạo một lớp bảo vệ bên ngoài khi ngà răng bị lộ để hạn chế tình trạng ê buốt kéo dài cũng như ngăn ngừa tác động từ bên ngoài. Bên cạnh đó, bọc răng sứ không chỉ có tác dụng bảo vệ cho răng mà còn mang đến tính thẩm mỹ cao.
- Công nghệ y khoa phát triển mạnh mẽ đã tạo ra Các loại răng sứ có hình dáng, màu sắc tự nhiên không khác gì răng thật. Ưu điểm vượt trội đó là: Độ bền cao, đảm bảo hoạt động nhai, không mòn, nâng cao tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Các biện pháp ngăn ngừa mòn răng, giúp răng luôn khỏe mạnh
- Gặp nha sĩ 6 tháng/lần để kiểm tra và làm vệ sinh răng miệng thường xuyên
- Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
- Đánh răng 2 lần/ngày và đánh răng đúng cách: di chuyển bàn chải theo đường tròn, chảy khắp các mặt răng, tuyệt đối không chải răng theo hướng ngang.
- Sử dụng kem đánh răng có fluoride..
- Hạn chế các thực phẩm và đồ uống có tính axit cao như: nước có ga, nước ngọt,… Nên súc miệng ngay lập tức bằng nước sạch sau khi ăn thực phẩm có tính axit hoặc uống đồ uống có tính axit.
- Ăn vặt suốt cả ngày làm tăng nguy cơ sâu răng. Chỉ ăn vặt khi có thể súc miệng hoặc đánh răng ngay sau đó.
Mong rằng với những chia sẻ về Mòn răng là gì? Triệu chứng và cách điều trị mòn răng ở bài viết trên đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn gặp phải tình trạng mòn răng hoặc các bệnh lý về răng miệng liên hệ ngay Nha Khoa Tân Phú để được hỗ trợ kịp thời.