Cách trị nhức chân răng hiệu quả cao không phải ai cũng biết

Cách trị nhức chân răng hiệu quả cao không phải ai cũng biết 1

Cách trị nhức chân răng là vấn đề được nhiều đối tượng bệnh nhân tìm hiểu để sử dụng. Nhức chân răng gây nên sự khó chịu đồng thời ảnh hưởng rất đến đến hiệu suất công việc, chất lượng cuộc sống. Dưới đây là tổng hợp những phương pháp điều trị nhức chân răng mang lại hiệu quả cao bệnh nhân cần tham khảo ngay.

Nhức chân răng là bệnh lý rất phổ biến
Nhức chân răng là bệnh lý rất phổ biến

Nhức chân răng là gì? Tìm hiểu về nhức chân răng

Nhức chân răng là một trong những bệnh lí về răng miệng rất phổ biến diễn ra ở cả người lớn và trẻ em. Nhức chân răng là cơn đau vùng nướu xung quanh chân răng khi cắn, nhai thức ăn hoặc thậm chí là khi không làm gì vẫn có cảm giác đau nhức. Biểu hiện của nhức chân răng đó chính là:

  • Ê buốt, đau nhức theo từng cơn vùng chân răng.
  • Đau chân răng khi cắn chặt răng với nhau hoặc cắn, nhai thức ăn.
  • Sốt cao theo từng cơn.
  • Đau, khó chịu vùng chân răng khi sử dụng thức ăn, thức uống quá lạnh hoặc quá nóng.

Nguyên nhân gây nhức chân răng

Có không ít nguyên nhân gây ra bệnh nhức chân răng mà chúng ta đã bỏ qua và vô hình chung khiến bệnh hình thành, ngày càng trở nặng. Nguyên nhân đó chính là:

Nhức chân răng vì viêm nướu (bệnh nha chu)
Nhức chân răng vì viêm nướu (bệnh nha chu)

Sâu răng và viêm tủy răng

Sâu răng là nguyên nhân khá phổ biến bởi cấu trúc chắc chắn của răng đã bị phá vỡ bởi vi khuẩn. Vi khuẩn tấn công tủy răng gây ra tình trạng viêm tủy dẫn đến các cơn đau âm ỉ nơi chân răng.

Bệnh nha chu

Bệnh viêm nha chu không hề hiếm gặp tuy nhiên không nên loại bỏ nó là nguyên nhân gây nhức chân răng. Vung mô quanh nướu bị kích thích, sưng đỏ và thậm chí có ổ mủ thì chắc chắn chân răng sẽ cảm thấy đau nhức.

Mọc răng

Mọc răng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nhức chân răng mà ít ai để ý đến. Một số bệnh nhân có răng bị mọc ngầm, mọc lệch làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh và gây ra tình trạng nhức chân răng.

Áp xe răng

Áp xe bên trong chân răng hiếm gặp nhưng cũng là nguyên nhân khiến chân răng đau nhức. Khối áp xe phát triển khiến tình trạng ngày càng tồi tệ và các cơn đau từ đó dai dẳng, đau nhiều hơn cần phải phẫu thuật gấp.

Nhiễm trùng lợi

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức chân răng kéo dài đi kèm với các cơn đau ê buốt. Khi bệnh trở nặng, cơn đau có xu hướng lan rộng ra các vùng xung quanh bao gồm: cả khoang miệng, phần hàm, khu vực tai, khớp thái dương và đầu.

Chấn thương răng

Nhức chân răng do chấn thương răng có thể xảy ra khi chơi thể thao, bị tai nạn xe cộ hoặc bất kỳ hoạt động nào gây va chạm trực tiếp với răng. Đặc biệt là chấn thương mạnh làm răng bị nứt, nếu xảy ra các tình trạng này bạn cần đến nha khoa sớm nhất để được các bác sĩ tham khám và có phương pháp điều trị sớm.

Cạo lưỡi

Cạo lưỡi là một thói quen tốt giúp duy trì vệ sinh răng miệng, nhưng việc thực hiện không đúng cách có thể dẫn đến tổn thương và cảm giác đau khó chịu. Các vết xướt là nguyên nhân chính gây đau ở vị trí chân răng

Mòn men răng

Men răng là một lớp màng bảo vệ ngà răng, khi mòn có thể làm tăng nhạy cảm và gây khó chịu khi ăn uống. Khi men răng mòn, lớp bảo vệ này giảm đi và ngà răng trở nên mỏng hơn, dễ bị tổn thương hơn. Việc này có thể dẫn đến tình trạng răng hở và gây ra đau nhức, khó chịu khi ăn nhai, đặc biệt là khi tiếp xúc với thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

Mọc răng khôn

Khi răng khôn mọc, có thể xuất hiện các vấn đề như đau và sưng ở vùng xung quanh răng. Nếu răng khôn không mọc đúng hướng hoặc không có đủ không gian, nó có thể gây ra nhiễm trùng và viêm nhiễm, mọc chồng lên các răng khác. Làm ảnh hưởng và gây các tác động xấu, áp lực đè lên cho các răng bên cạnh. Để giải quyết tình trạng đau nhức răng do răng khôn gây ra, thường bác sĩ nha khoa sẽ đề xuất quá trình nhổ răng khôn.

>>>Tham khảo:

Cách trị nhức chân răng mang đến hiệu quả cao

Hiện nay có rất nhiều cách trị nhức chân răng mang đến hiệu quả cao mà ít người biết đến. Một trong những cách điều trị nhức chân răng hiệu quả phải kể đến đó chính là:

Cách trị nhức chân răng bằng thuốc

Bệnh nhức chân răng gây ra nhiều cơn đau khó chịu
Bệnh nhức chân răng gây ra nhiều cơn đau khó chịu

Thuốc giảm đau tại nhà chính là cách trị nhức chân răng phổ biến nhất khi tình trạng chưa quá tồi tệ. Một số loại thuốc được sử dụng phải kể đến như thuốc giảm đau (hapacol, paracetamol, tatanol,…) Tuy nhiên để sử dụng thuốc giảm đau nhức chân răng bạn nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Cách trị nhức chân răng bằng các biện pháp dân gian

Một số phương pháp dân gian được sử dụng để trị nhức chân răng tại nhà đó chính là:

  • Sử dụng túi đá để chườm đá tại vị trí có chân răng bị đau nhức.
  • Dùng lá trầu không kết hợp với muối, rượu làm dung dịch súc miệng hàng ngày, mỗi ngày 2 lần để điều trị tạm thời nhức chân răng.
  • Súc miệng sạch bằng nước muối sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ cũng như khi vừa ăn xong. Điều này giúp khoang miệng sạch hơn, loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh và khiến bệnh trở nặng.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ càng sau mỗi lần ăn cũng như chú ý thực hiện cạo vôi răng định kỳ.
  • Sử dụng gừng tươi các hoạt chất oleoresin, tecpen và men zingibain có trong gừng giúp kháng viêm, kháng khuẩn giúp xoa dịu cơn đau nhức tức thì, giảm hôi miệng. Cách thực hiện chỉ cần cạo sạch lớp bỏ, giả nhẹ. Sau đó đắp lên vết thương 10-15p
  • Dùng gối mềm kê cao đầu khi ngủ cũng là cách trị nhức chân răng giúp hạn chế máu tụ ở chân răng, làm giảm bớt cơn đau nhức. Tuy nhiên bạn không nên kê quá cao có thể gây ảnh hưởng đến cột sống.

Điều trị nhức chân răng cùng bác sĩ nha khoa

Nhức chân răng có nhiều cách điều trị khác nhau
Nhức chân răng có nhiều cách điều trị khác nhau

Nhức chân răng đôi khi cũng là một bệnh lý nghiêm trọng khi bệnh nhân quá lơ là, chủ quan. Tùy theo từng mức độ bệnh, bác sĩ nha khoa sẽ điều trị nhức chân răng bằng cách:

  • Trám răng: Trám răng là cách được sử dụng thường xuyên nhân nếu tình trạng cổ răng bị mòn hoặc bệnh sâu răng chưa quá nặng. Trám răng được sử dụng vật liệu chuyên dụng giúp che đi các lỗ trống ảnh hưởng đến ngà răng và tủy răng. Trám răng giúp các cơn đau được đẩy lùi nhanh chóng.
  • Điều trị bệnh nha chu: Bệnh nha chu được điều trị bằng cách sử dụng thuốc hoặc loại bỏ ổ mủ bên trong nướu răng sẽ giúp tình trạng đau chân răng được đẩy lùi. Điều trị bệnh nha chu được thực hiện khi bệnh nhân đã tiến hành thăm khám, chụp CT-Xquang răng cẩn thận.
  • Làm răng giả: Bệnh nhân bị mất răng hoặc có nguy cơ mất răng sẽ được trồng răng giả mới để điều trị dứt điểm chứng nhức chân răng. Phương pháp này được tư vấn thực hiện nếu thật sự cần thiết.

Những lưu ý khi trị đau nhức chân răng tại nhà

Cơn nhức chân răng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nếu lỡ không may bạn bị mắc phải thì phải lưu ý các điều gì để giảm bớt tình trạng này? Dưới đây là một số điều bạn có thể lưu ý và thực hiện:

  • Hạn chế thực phẩm và thức uống kích thích: Tránh ăn uống quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay, đặc biệt là khi bạn đã gặp vấn đề với răng hoặc nướu.
  • Kiểm soát thức ăn giàu đường và tinh bột: Thức ăn và đồ uống giàu đường và tinh bột có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, gây tổn thương răng. Hạn chế sử dụng thực phẩm như đồ ngọt và thực phẩm chế biến.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch giữa các kẽ răng. Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để giúp bảo vệ răng.
  • Chú ý đến áp lực chải răng: Sử dụng bàn chải răng mềm và chải nhẹ để tránh làm tổn thương men răng và nướu.
  • Súc miệng bằng nước sau khi ăn: Súc miệng bằng nước sau khi ăn có thể giúp loại bỏ mảng bám thức ăn và giảm lượng axit trong miệng.
  • Thăm bác sĩ nha khoa định kỳ: Điều trị các vấn đề răng sớm có thể giúp tránh được các vấn đề lớn hơn và giảm đau nhức.
  • Thực hiện các biện pháp giảm đau: Nếu bạn đang gặp vấn đề với nhức răng, sử dụng thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp giảm đau và sưng.

Nhớ rằng, nếu bạn gặp vấn đề với răng hoặc nướu, quan trọng nhất là thăm bác sĩ nha khoa để đánh giá tình trạng và nhận lời khuyên chính xác.

Khi nào đau nhức răng cần đến nha khoa?

Các biểu hiện và triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn và đòi hỏi sự can thiệp của bác sĩ nha khoa. Việc đau nhức răng kéo dài không giảm sau một thời gian dài, kèm theo các triệu chứng như đau đầu, khó chịu trong người, sưng nướu và xuất hiện mủ là những tín hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng. Dưới đây là một số khuyến nghị:

  1. Thăm bác sĩ nha khoa ngay lập tức: Đau nhức răng kéo dài và không giảm có thể là dấu hiệu của một vấn đề nha khoa nghiêm trọng như nhiễm trùng nướu, viêm tủy răng, hoặc các vấn đề khác.
  2. Không tự ý nhổ: Tránh tự y ánho và áp dụng các biện pháp tự nhiên khi tình trạng trở nên nghiêm trọng. Việc tự điều trị có thể làm trầm trọng thêm tình hình.
  3. Thông báo rõ ràng về triệu chứng: Khi đến thăm bác sĩ nha khoa, hãy mô tả chi tiết về các triệu chứng bạn đang gặp để giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp.
  4. Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ: Sau khi được chẩn đoán, tuân thủ đúng các lời khuyên và chỉ đạo điều trị từ bác sĩ để đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.

Lưu ý rằng tự điều trị hoặc hoãn lại việc thăm bác sĩ nha khoa có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Điều trị nhức chân răng an toàn cùng nha khoa City Smile

Hiện nay, nha khoa City Smile cơ sở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều phương pháp điều trị nhức chân răng phục vụ bệnh nhân. Nha khoa City Smile chính là địa chỉ đáng tin tưởng để bệnh nhân nhức chân răng hợp tác cùng vì:

  • Giá thành điều trị rẻ tiền, nhiều ưu đãi qua các chương trình giảm giá sốc.
  • Bác sĩ nha khoa tận tâm, chuyên nghiệp.
  • Trang thiết bị thăm, khám bệnh hiện đại.
  • Cơ sở hạ tầng rộng rãi, thoáng mang đến sự thoải mái cho bệnh nhân.
  • Điều trị dứt điểm đau nhức chân răng, phục hồi thẩm mỹ răng hàm an toàn.

Trên đây là một số cách trị nhức chân răng đơn giản, dễ thực hiện mà bệnh nhân hãy nên tham khảo nhé.

Đặc biệt City Smile có phòng khám nha khoa tại Tân Phú đạt tiêu chuẩn 5 sao, hãy ghé qua để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ nhé!

Địa chỉ chính : 235 Tân Hương, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP HCM

Điện thoại: 0901 424 546

>>>Tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *